Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, nhằm thay thế Quyết định 20 ban hành năm 2007. Theo đó, đối tượng được sử dụng thẻ sẽ được mở rộng hơn so với trước, nhằm thúc đẩy thanh toán thẻ, song có giới hạn để đảm bảo an toàn, phù hợp với độ tuổi và nhận thức của người dùng.
Dự thảo Thông tư cho phép cá nhân từ 11 tuổi có thể sở hữu thẻ ngân hàng.
Đối với thẻ phụ (thẻ do chủ tài khoản đăng ký phát hành bổ sung cho chính mình hoặc cho người khác), ngoài hai đối tượng nêu trên, cá nhân từ 11 tuổi cũng có thể sở hữu thẻ phụ nếu không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, được người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó chấp thuận bằng văn bản.
Cụ thể, cá nhân từ 18 tuổi trở lên, hoặc từ 15 đến dưới 18 tuổi nhưng không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, có tài sản riêng sẽ được mở thẻ chính (thẻ do chủ tài khoản đứng tên, phát hành cho chính bản thân sử dụng).
Như vậy, điều này sẽ cho phép bố mẹ, hoặc người lớn tuổi có thể đứng ra mở thẻ cho con, cháu hoặc người thân, trong trường hợp người được mở thẻ mới bắt đầu vào cấp 2 (11 tuổi - lớp 6). Trước đó, Quyết định 20 chỉ cho phép chủ thẻ là cá nhân đủ 18 tuổi trở lên.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 10/2014, trên thị trường đã có 50 tổ chức phát hành với số lượng trên 77,3 triệu thẻ, gần 15.900 máy ATM và trên 164.000 điểm chấp nhận thẻ (POS/EDC) đã được lắp đặt và sử dụng. Cơ quan này đánh giá, việc ban hành Thông tư thay thế quyết định 20 sẽ góp phần khiến thị trường thẻ ngày càng phát triển, trên cơ sở sự cải tiến của công nghệ thông tin, sự quan tâm đầu tư đối với dịch vụ thanh toán bán lẻ của các ngân hàng và mức độ sử dụng ngày càng phổ biến của thẻ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.