Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tham gia lớp tập huấn về chuyển đổi số, các cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã được trang bị kiến thức về chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Tham gia lớp tập huấn, ông Nguyễn Quang Sang - Chủ tịch Hội Nông dân Phường Bồng Lai, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh cho biết, qua buổi tập huấn hôm nay, đối với cán bộ, hội viên nông dân trong toàn thị xã Quế Võ nắm bắt thế nào là chuyển đổi số trong nông nghiệp và kết nối, tiêu thụ sản phẩm qua sàn giao dịch thương mại điện tử.
"Đối với các hội sản xuất kinh doanh giỏi, người ta sẽ nắm được các bước, quy trình để làm và giới thiệu sản phẩm trên sàn giao dịch điện tử" - ông Sang nói và cho biết ở khu vực nông thôn, việc giao dịch qua sàn giao dịch thương mại điện tử còn mới mẻ, nhiều người dân còn bỡ ngỡ, chưa hiểu thế nào là kết nối. Vì thế, qua hội nghị tập huấn này, người ta sẽ hiểu thế nào là kết nối được trên sàn giao dịch điện tử để giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm đến mọi người trên mọi vùng miền của cả nước.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, bà Trần Thị Hường, Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Quế Võ cho biết, các cấp Hội Nông dân thị xã Quế Võ xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024.
"Tại hội nghị này, chúng tôi đã phối hợp tổ chức lớp tập huấn về chuyển đổi số đến toàn bộ cán bộ, hội viên, nông dân từ chi hội đến Ban Thường vụ Hội Nông dân xã nắm bắt được chuyển đổi số. Tôi mong muốn rằng, qua lớp tập huấn này, toàn thể cán bộ Hội từ Ban Chấp hành Chi hội trở lên, rồi một số hộ sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu nắm được chính sách và giải pháp thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp" - bà Hường nói.
Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Quế Võ Trần Thị Hường đánh giá, việc áp dụng chuyển đổi số của các cấp Hội Nông dân trên địa bàn thị xã Quế Võ chưa cao. "Ngoài một số sản phẩm như khoai tây, gốm Phù Lãng, rượu Phù Lương... đạt sản phẩm OCOP được gắn tem, nhãn truy suất nguồn gốc, còn lại các sản phẩm mới đạt VietGAP, an toàn thực phẩm. Tôi mong muốn có nhiều sản phẩm OCOP hơn trên địa bàn" - bà Hường nói.
Thông qua lớp tập huấn, các cán bộ, hội viên, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn sẽ thực hiện tốt việc kết nối, tiêu thụ nông sản qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Cùng với đó, các hội viên, nông dân sẽ nhận biết được lợi ích từ việc ứng dụng chuyển đổi số, như việc gắn tem truy xuất nguồn gốc không chỉ giúp người tiêu dùng nhận biết được thông tin về sản phẩm mà còn giúp quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông sản do bà con nông dân làm ra một cách hiệu quả, tiện lợi.
Theo kế hoạch, cùng với hội nghị tập huấn về chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cho cán bộ, hội viên, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn thị xã Quế Võ, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh sẽ mở các hội nghị tập huấn về chuyển đổi số tại thị xã Thuận Thành (ngày 19/3), thành phố Từ Sơn (ngày 21/3) và thành phố Bắc Ninh (ngày 28/3).
Các lớp tập huấn này nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức công nghệ số, chữ ký số, áp dụng và nhân rộng mô hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, kinh doanh và tiêu thụ các sản phẩm nông sản cho nông dân, chủ trang trại, hộ sản xuất kinh doanh giỏi, hợp tác xã.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.