Nếu không có biện pháp kỹ thuật nhằm sớm phục hồi sức khỏe đất và cây trồng sẽ ảnh hưởng tiếp đến vụ sau, làm nhà vườn càng bị thiệt hại về kinh tế.
Tùy theo sức chống chịu của mỗi loại cây trồng mà mức độ thiệt hại sẽ khác nhau, từ đó có chế độ ứng cứu khác nhau. Nhóm chịu ngập kém (<15 ngày="" ngập="" nước)="" gồm:="" đu="" đủ,="" cóc,="" mít,="" nhãn,="" chôm="" chôm,="" mãng="" cầu="" (na),="" sơ="" ri,="" sầu="" riêng,="" măng="" cụt.="" nhóm="" chịu="" ngập="" trung="" bình="" (từ="" 15="" -="" 30="" ngày)="" như:="" chuối,="" ổi,="" vú="" sữa,="" dâu,="" nhóm="" cây="" có="" múi="" (cam,="" quýt,="" bưởi,="" chanh).="" nhóm="" chịu="" ngập="" khá="" (từ="" 31="" -="" 60="" ngày)="" gồm:="" xoài,="" sa="" pô="" (hồng="" xiêm),="" mãng="" cầu="" xiêm,="" dừa,="">
|
Dọn quang vườn cây và xác súc vật chết để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng sau lũ. |
Với nhóm cây chịu úng kém thì ngay trong quá trình nước ngập cần cung cấp thêm oxy và chất dinh dưỡng cho cây. Sử dụng ống nước căng theo các hàng cây, bịt kín ở phần cuối ống, đục các lỗ nhỏ trên ống tại vị trí các gốc cây rồi dùng máy bơm sục khí tạo oxy xung quanh gốc cây, giúp cây sản sinh thêm các loại rễ bất định và kéo dài sức chống chịu.
Đồng thời phun các loại phân bón lá NPK (20-20-20 + TE), Roots Dry để cung cấp kịp thời dinh dưỡng nuôi bộ lá, giúp cây chống stress. Phun xịt thêm chế phẩm có hàm lượng đường Gluco + Mg nhằm tăng hiệu suất quang hợp. Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật ABA (abscisic acid) giúp cây tăng khả năng chống chịu trong điều kiện yếm khí.
Khi nước vừa rút cần khơi thêm rãnh, vét mương để việc thoát nước nhanh và triệt để. Dùng cào răng cào phá váng, tạo thông thoáng trên bề mặt xung quanh gốc cây, tăng nhanh tốc độ bốc hơi và cung cấp oxy cho hệ rễ cây. Hạn chế đi lại trên vườn để đất không kết chặt lại. Các loại phân bón và chế phẩm thích hợp cho giai đoạn này là: Comcat, Endo Roots, Hydrophos, Polyhumate, Ca(N03)2. Bổ sung thêm phân lân để rễ cây sinh trưởng mạnh và sinh nhiều lông hút.
Phòng trừ các loại vi sinh vật hại rễ bằng chế phẩm Trichoderma dòng đối kháng. Khi thấy xuất hiện các loại nấm Fusariumvà Phytophthora thì sử dụng các thuốc đặc trị Physan, Norshels... Thu gom tất cả các loại rác, xác súc vật chết, lá cây để tiêu hủy hoặc ủ làm phân bón nhằm phòng trừ các loại sâu bệnh xuất hiện sau lũ. Sử dụng thuốc Physan pha với nồng độ 2cc/lít nước phun xịt khắp vườn để khử trùng và vệ sinh đồng ruộng.
Khi thấy rễ mới đã phát triển và chuyển sang màu trắng ngà tiến hành bón phân phục hồi bằng các loại hữu cơ chế biến kết hợp với phân NPK chuyên dùng thích ứng theo nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn phát triển của cây.
TS Nguyễn Đăng Nghĩa
(Trung tâm Nghiên cứu Đất-Phân bón & Môi trường phía Nam)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.