Những người bị thương là nạn nhân của các hành vi bạo lực quá đà. Đây là một ngày hội truyền thống, được tổ chức ở vị trí giáp ranh giữa hai ngôi làng nhỏ Pandhurna và Sawargaon, thuộc bang Madhya Pradesh, Ấn Độ.
Ngày hội diễn ra thường niên và rất nhiều người bị thương tích nghiêm trọng, một số trường hợp có nguy cơ tử vong. Con số thống kê cho thấy, những năm gần đây, khoảng 15 người đã thiệt mạng vì ngày hội nguy hiểm này.
Người dân tụ tập hai bên bờ sông và ném đá về phía những người đang tranh cướp cờ phía dưới.
Trong ngày diễn ra lễ hội, người tham gia sẽ bơi ra dòng sông để tranh nhau giành lấy lá cờ đặt tại vị trí trung tâm. Những người dân và du khách sẽ làm nhiệm vụ ném gạch đá về phía đối phương để "ngăn cản".
Đội nào mang được lá cờ về sớm nhất sẽ giành chiến thắng. Vào mùa lễ hội hàng năm, các nhà chức trách địa phương lập những tổ cứu hộ tạm thời tại hai bên bờ sông, sơ cứu các trường hợp bị thương tích.
Những khối đá sắc nhọn gây thương tích cho người chơi nếu không may bị ném trúng.
Một ngày trước khi lễ hội diễn ra, cảnh sát cấm người dân buôn bán và tiêu thụ rượu, giảm thiểu tình trạng bạo lực diễn ra. Ngoài ra, người chơi không được mang theo vũ khí trong suốt mùa hội.
Quay lại nguồn gốc của ngày hội kỳ lạ mà nguy hiểm này, người dân địa phương từ lâu truyền nhau câu chuyện từ quá khứ. Trước kia, một chàng trai người làng Sawargaon đem lòng yêu cô gái quê Pandhurna. Không quản ngại khó khăn, chàng trai bơi qua sông đưa cô gái về làng mình.
Tuy nhiên, người làng Sawargaon thấy cặp đôi uyên ương dắt tay nhau trở về, liền sinh lòng căm tức. Họ bắt đầu ném đá về phía cặp đôi trẻ khiến họ bị nước cuốn trôi.
Từ cái chết thương tâm của cặp đôi, hai ngôi làng bắt đầu châm ngòi sự thù hận. Họ ném đá về phía nhau thể hiện sự tức giận không thể xóa nhòa.
Ngày nay, dù sự thù hận không còn nữa, câu chuyện xưa không còn mấy người nhắc tới, nhưng truyền thống của lễ hội ném đá vẫn còn đó, trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống người địa phương.
Những người bị thương được đưa đi cấp cứu.
Các nhà chức trách địa phương luôn tìm mọi cách an toàn hóa lễ hội, kêu gọi người dân sử dụng những quả bóng cao su, thay bằng hòn đá sắc cạch, có khả năng gây thương tích cao.
Huy Hoàng (Dân trí)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.