Trong đó tiền mặt khoảng 320 tỷ đồng; hiến đất thổ cư và đất nông nghiệp, ngày công lao động trị giá hơn 3,3 nghìn tỷ đồng; người dân tự đầu tư xây dựng công trình nhà ở, công trình phụ trợ, chỉnh trang khuôn viên hơn 14 nghìn tỷ đồng.
Với sự đóng góp lớn từ sức dân, đến nay bình quân toàn tỉnh đạt gần 15 tiêu chí/xã; đã có 35 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đáng chú ý, Hưng Yên đã huy động gần 1.400 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn đầu tư làm làm mới, cải tạo hơn 860 km đường giao thông nông thôn.
Để khuyến khích nhân dân chung sức đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, tỉnh cũng đã hỗ trợ "vốn mồi" hơn 200 tỷ đồng để các địa phương làm hơn 1.000 km đường giao thông tới tận thôn xóm.
Theo đó đã có hơn 60% số xã đăng ký xây dựng nông thôn mới đạt tiêu chí về giao thông. Đã xuất hiện nhiều điểm sáng về phong trào nhân dân tự nguyện hiến đất làm đường giao thông, chỉnh trang khuôn viên nông thôn như các xã: Bảo Khê, Hồng Nam (thành phố Hưng Yên); Phù Ủng (Ân Thi); Đình Cao (Phù Cừ), Nhân Hòa (Mỹ Hào), Yên Phú (Yên Mỹ)...
Riêng xã Bảo Khê, người dân đã hiến hơn 25 nghìn m2 đất, trị giá gần 20 tỷ đồng để mở rộng đường giao thông. Tại thôn Lỗ Xá, xã Nhân Hòa (Mỹ Hào), người dân tự nguyện đóng góp gần 2 tỷ đồng tiền mặt để bê tông hóa đường liên thôn và sửa chữa nâng cấp đường điện chiếu sáng.
Điểm nhấn trong phong trào nhân dân chung sức tham gia xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên còn là mô hình "khu dân cư 3 không" được nhân rộng. Không tệ nạn xã hội, không ô nhiễm môi trường, không lãng phí, hủ tục lạc hậu trong việc cưới việc tang.
Trên địa bàn tỉnh đã có gần 140 thôn thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, xây dựng nghĩa trang đồng bộ để giảm chi phí, tiết kiệm đất; điển hình như các thôn: Bình Lương (Tân Quang - Văn Lâm), Ninh Tập (Đại Tập - Khoái Châu), Ngô Xuyên (Quảng Lãng - Ân Thi); Thọ Lão (Quang Hưng - Phù Cừ), Quảng Lạc (Phú Thịnh - Kim Động)...
Mai Ngoan (Nông Nghiệp Việt Nam)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.