Hướng đi nào cho làng nghề mới?

Thứ bảy, ngày 29/01/2011 11:02 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Mở làng nghề là một trong những biện pháp đảm bảo đầu ra cho lao động sau khi học nghề. Tuy nhiên, việc tồn tại và phát triển của những làng nghề mới này không hề đơn giản.
Bình luận 0

Mang tiền… đổ đi

Tháng 6 - 2009, Hội Nông dân Tuyên Quang tổ chức dạy nghề trồng nấm cho 35 lao động nông thôn phường Ỷ La, TP.Tuyên Quang. Sau khóa học 3 tháng, 35 học viên của lớp dạy nghề trồng nấm đã áp dụng những kiến thức đã học vào sản xuất, bước đầu đem lại thành công. Tuy nhiên, chỉ hơn một năm sau, số lượng học viên sống bằng nghề đã học chỉ còn lại khoảng hơn 20 học viên.

img
Trồng nấm tại Ỷ La (Tuyên Quang).

Giải thích cho điều này, cô Đỗ Thị Hồng, tổ 1, phường Ỷ La, học viên của lớp trồng nấm cho biết: “Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học viên không còn thiết tha với nghề là do chất lượng hạt giống không đảm bảo. Hiện nay, giống nấm phục vụ cho sản xuất được Hội Làm vườn tỉnh cung cấp. Nhưng không hiểu sao chất lượng hạt giống ngày càng không được đảm bảo khiến người trồng nấm không có thu nhập, mất đi niềm tin, tình yêu với nghề”.

Cô Trần Thị Hoa, tổ 8, phường Ỷ La bức xúc: “Với người trồng nấm, có hai yếu tố quyết định đến sự thành bại của cả vụ là việc khử trùng và chất lượng con giống. Nhờ học nghề, chúng tôi tự biết khử trùng, đảm bảo vệ sinh cho bầu nấm nhưng còn chất lượng hạt giống thế nào thì chúng tôi chịu. Chỉ đến lúc thu hoạch mới biết được kết quả”.

Nhiều lao động ở đây cho biết, công việc làm nấm khá vất vả, bà con phải gánh rơm ra đồng phơi, rơm khô rồi lại gánh về, khử trùng, gieo hạt, đóng bịch… nhưng một thời gian sau các bầu nấm chuyển sang màu thẫm hết, không bịch nào có dấu hiệu của sự phát triển. “Chờ mãi, chờ mãi cuối cùng phải chở hết đống lớn, đống bé đem đổ đi. Nhìn mà xót ruột!”- cô Hoa than thở.

Cần sự phối hợp của nhiều bên

img Thời gian vừa qua, Hội Nông dân đã nhận được rất nhiều phản ánh của bà con về chất lượng nấm giống. Hội đã chuyển những phản ánh đó lên Hội Làm vườn - đơn vị cung cấp nấm giống cho nông dân. Nếu Hội Làm vườn vẫn để tình trạng này diễn ra, Hội sẽ đứng ra lo giống nấm cho bà con và đảm bảo về chất lượng cho đến khi thu hoạch. img

Bà Lê Thị Hoàng Yến - Chủ tịch Hội Nông dân phường Ỷ La cho biết: “Mặc dù là phường, nhưng Ỷ La lại có gần 70% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Xã hội ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, diện tích đất phục vụ cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, vì vậy dạy nghề, chuyển đổi nghề cho nông dân là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng”.

Cũng theo bà Yến, người nông dân sẽ chỉ chuyển nghề khi không có hiệu quả kinh tế. Với nghề trồng nấm cũng vậy:

“Năm 2009, sau khi học nghề trồng nấm do Hội Nông dân mở, nhiều nông dân phường Ỷ La đã áp dụng thành công vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khi ấy nông dân các nơi khác đã đề nghị chúng tôi tiếp tục mở thêm lớp. Tuy nhiên, bắt đầu sang năm 2010, khi nhiều hộ nông dân trồng nấm mất trắng do mua phải hạt giống chất lượng không đảm bảo thì nhiều nông dân mất đi hứng thú học nghề”.

Cô Nguyễn Thị Thúy, tổ 4, phường Ỷ La cho biết: “Nhiều lúc tôi cũng muốn đi học nghề trồng nấm về sản xuất tại gia, vừa tận dụng nguồn rơm thừa sau gặt, vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình. Nhưng mấy vụ gần đây chứng kiến nhiều gia đình mất trắng 6 – 7 triệu do mua phải hạt giống chất lượng không đảm bảo, nhà thì nghèo, chẳng may dính phải đợt hạt giống kém chất lượng thì cả năm biết lấy cái gì mà ăn. Thích lắm nhưng cũng đành phải từ bỏ ý định”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem