Hủy án, điều tra lại vụ Nông trường Sông Hậu

Thứ tư, ngày 07/04/2010 10:45 AM (GMT+7)
NTNN - Ngày 6-4, Viện KSND Tối cao đã ban hành bản kháng nghị giám đốc thẩm vụ án "Nông trường sông Hậu" theo hướng huỷ các bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung.
Bình luận 0
img
Bà Trần Ngọc Sương tại phiên toà sơ thẩm tháng 5-2009.

2 bản án và 8 năm tù

Trước đó, TAND huyện Cờ Đỏ và TAND TP.Cần Thơ đã mở các phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm xét xử vụ án "Lập quỹ trái phép" xảy ra tại Nông trường Sông Hậu (NTSH) với bị cáo Trần Ngọc Sương (SN 1949) - nguyên Giám đốc NTSH và 4 bị cáo khác.

Tháng 2-2000, bà Trần Ngọc Sương được bổ nhiệm làm Giám đốc NTSH. Ngày 10-4-2006, UBND TP.Cần Thơ ra quyết định thành lập đoàn thanh tra, thanh tra hoạt động của NTSH. Phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đoàn thanh tra đã quyết định chuyển hồ sơ sang CQĐT (Công an TP.Cần Thơ).

Kết quả điều tra cho thấy, trong khoảng thời gian đầu năm 2001 đến 12-2007 tổng số tiền thu không báo cáo tại NTSH là gần 9,3 tỷ đồng, số tiền chi gần 9,2 tỷ đồng, còn tồn trong quỹ hơn 86 triệu đồng.

Giữa tháng 8- 2009, TAND huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) mở phiên toà sơ thẩm tuyên phạt bà Trần Ngọc Sương 8 năm tù giam. 4 đồng phạm khác bị phạt tù từ 18 tháng đến 4 năm tù.

Toà sơ thẩm tuyên buộc bà Sương nộp trả cho NTSH hơn 4,3 tỷ đồng và yêu cầu Viện Kiểm sát khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ hành vi tham ô tài sản của bà Sương.

Tại bản án phúc thẩm tháng 11-2009, bà Trần Ngọc Sương bị tuyên y án sơ thẩm; các bị cáo trọng vụ án đã có đơn kháng cáo lên cấp giám đốc thâm.

Toà 2 cấp có nhiều sai lầm, thiếu sót

Bản kháng nghị nhận định, tất cả các sai lầm, thiếu sót của toà án 2 cấp là nghiêm trọng. Do vậy, cần huỷ 2 bản án đó để giải quyết lại vụ án từ giai đoạn điều tra.

Theo kháng nghị giám đốc thẩm của Viện KSNDTC, từ năm 2001 đến tháng 12- 2007, bà Trần Ngọc Sương và đồng phạm đã lấy các nguồn thu của NTSH duy trì một số quỹ tiền mặt và chi tiêu để ngoài sổ sách thu, chi tài chính của nông trường không báo cáo cơ quan chức năng là có thật.

Do vậy việc điều tra, truy tố, xét xử bà Trần Ngọc Sương và đồng phạm về tội "Lập quỹ trái phép" là đúng pháp luật. Tuy nhiên, khi xét xử vụ án toà các cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã có những sai lầm thiếu sót về nội dung cũng như thủ tục tố tụng.

Cụ thể, đánh giá của Viện KSNDTC về khoản thu hơn 2,6 tỷ đồng từ việc bán 4 lô đất, toà 2 cấp cho rằng thuộc trách nhiệm của bà Sương và đồng phạm là chưa có căn cứ. Nguồn gốc các lô đất này là do ông Hoằng mua từ năm 1993 và 1997, từ tiền ngân sách và quỹ trái phép tổng cộng hơn 245 triệu đồng.

Số tiền này do ông Hoằng đã đưa vào quỹ trái phép trước khi bà Sương lên làm Giám đốc. Đối với khoản tiền hơn 2,2 tỷ đồng vay các cá nhân bị coi là khoản thu đưa vào quỹ trái phép thì Viện KSNDTC cho rằng cần được xem xét cấn trừ số tiền 1,5 tỷ đồng bà Sương vay và đã trả lại một cá nhân khi vụ án khởi tố, thay vì chỉ cấn trừ 550 triệu đồng cho các bị cáo như toà 2 cấp đã áp dụng.

Về một số khoản chi chưa đủ cơ sở để xác định là thiệt và buộc các bị cáo phải bồi thường như khoản chi gần 2,4 tỷ đồng công tác phí cho bà Sương. Các khoản bồi dưỡng cho đoàn Kiểm toán Nhà nước, chi lấp âm quỹ ngân sách, chi mua quà, biếu tặng, lương kiêm nhiệm... bản kháng nghị xác định các khoản cân phải điều tra lại để có căn cứ pháp luật, phù hợp, thấu tình đạt lý hơn nữa.

Bên cạnh đó, kháng nghị giám đốc thẩm còn chỉ ra một số sai lầm, thiếu sót về thủ tục tố tụng. Đặc biệt là toà cấp sơ thẩm đã chấp nhận và quyết định theo đề nghị của kiểm sát viên, yêu cầu Viện KS khởi tố để điều tra về tội "Tham ô tài sản" đối với bà Trần Ngọc Sương là không đúng quy định tại điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự (Tách các hành vi phạm tội chỉ được thực hiện trong giai đoạn điều tra, không được thực hiện trong giai đoạn xét xử.

Mặt khác việc tách này thực chất đã rút một phần quyết định truy tố, điều này không đúng quy định tại điều 195 và 221 Bộ luật Tố tụng hình sự). Như vậy một hành vi vi phạm của bà Sương đã bị khởi tố hai lần là không đúng với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Ngoài ra, toà cấp sơ thẩm đưa các giao dịch dân sự vào vụ án hình sự là trái với quy định pháp luật.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem