Đến chợ phiên Xuân Trường (huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng), bạn đừng quên mua gạo Nếp hương (khẩu nua hom) về làm quà. Hạt gạo nếp hương từ cây lúa nếp hương trồng trên nương là đặc sản nổi tiếng thơm ngon của xã Xuân Trường.
Trải qua hơn 100 năm tồn tại cùng thời gian, phủ bao lớp rêu phong cổ kính, ngôi nhà trong khu Dinh thự dòng họ Nông vẫn đứng uy nghi và lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Dù có giá trị cao, nhưng nhiều diện tích trồng cây sa mộc tại xã vùng biên Cốc Pàng (huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) có nguy cơ trở thành củi đốt. Nguyên nhân bởi số cây sa mộc này đều đang độ tuổi thu hoạch nhưng không có người mua.
Ngoài phát triển các cây trồng thế mạnh như hồi, quế, sa mộc...người dân xã biên giới Cốc Pàng (huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) còn trồng cây sở, lấy hạt ép dầu. Trước đây, chỉ người nghèo mới ăn dầu sở, nhưng nay, dù có tiền cũng "săn" cả tháng trời may ra mới kiếm được thứ dầu ăn không béo này.
Trồng cây hồi chỉ chừng 3 năm, nông dân xã vùng biên Cốc Pàng (huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) đã có thể thu hoạch cành lá của cây hồi, chưng cất cho ra thứ tinh dầu hồi thơm ngào ngạt. Nhờ trồng cây hồi, người dân nơi đây khá giả lên trông thấy, xây sửa nhà cửa khang trang.
Cao Bằng là tỉnh miền núi, có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để trồng và phát triển diện tích trồng cây trúc (trúc sào). Tại nhiều địa phương ở Cao Bằng, loại cây này đã trở thành cây trồng đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân.
Đêm 12/9, tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã diễn ra Lễ Khai mạc Ngày hội Văn hóa – Thể thao các dân tộc lần thứ 3 và Chợ tình phong lưu huyện Bảo Lạc năm 2019.