Huyền Chip tại buổi ra mắt sách “Giấc mơ Mỹ - Đường đến Stanford” tại Hà Nội, chiều ngày 17.12. Ảnh: Thanh Hà
Chiều ngày 17.12 tại Hà Nội, tác giả cuốn “Xách ba lô lên và đi” – Huyền Chip tiếp tục ra mắt cuốn sách thứ 3 tới khán giả. Đó là cuốn “Giấc mơ Mỹ - Đường đến Stanford” được cô viết trong những năm tháng học thạc sĩ tại trường Đại học Stanford, Mỹ.
Buổi ra mắt sách với sự hiện diện của gia đình, bạn bè cùng rất nhiều nghệ sĩ và các chuyên gia. Đặc biệt là các bạn sinh viên năm thứ nhất đã đến rất đông để nghe Huyền Chip chia sẻ về kinh nghiệm, suy nghĩ khi học tại Đại học Stanford, Mỹ.
Chia sẻ về nội dụng cuốn sách, Huyền Chíp cho hay, cuốn sách kể về cuộc hành trình hoàn toàn khác xa so với những chuyến đi mà cô đã vượt qua trong “Xách ba lô lên và đi”. Nếu như ở cuốn “Xách ba lô lên và đi” Huyền Chíp đã trải quan 25 nước với 700 USD trong túi. Thì ở cuốn "Giấc mơ Mỹ - Đường đến Stanford” bạn đọc sẽ thấy một Huyền chip được trải nghiệm, nhận ra những giới hạn của bản thân, thông qua những câu chuyện, những người bạn, những người cô đã gặp. Những con người rất giỏi với những dự án, sáng kiến giúp ích cho xã hội. Họ khiến Huyền chíp nhận ra nhiều điều.
“Ở Stanford đã biến tôi từ con bé chán ghét một cuộc sống gò bó thành một đứa lên lịch đến từng giây, từng phút cho cuộc sống của mình. Họ biến tôi từ một người luôn chỉ nghĩ đến chuyện đi đây, đi đó cho đỡ cuồng chân trở thành người không còn nghĩ mình sẽ ở đâu, trong bao lâu nữa, miễn là xung quanh tôi luôn có người giỏi hơn tôi và có thể dạy tôi nhiều điều cả về học thuật và cuộc sống”, Huyền Chíp chia sẻ.
Huyền Chíp cho hay, để viết được cuốn sách, trong hai năm cô đã phỏng vấn những du khách tới Việt Nam. Đã trao đổi những điều thắc mắc của các bạn nước ngoài khi đến Việt Nam, ví dụ làm sao kết bạn, vì sao các cặp đôi thanh niên nam nữ hay ngồi trên xe máy và ôm, hôn nhau nơi công cộng…
Huyền Chíp ký tặng sách độc giả
Cũng tại buổi ra mắt, rất nhiều câu hỏi của độc giả hỏi Huyền Chíp, bố mẹ đã có cách nuôi dạy thế nào để cô có được sự tự lập đến vậy, với câu hỏi này, bố của Huyền đã đứng dậy và trả lời thay cho con. Ngoài ra, một câu hỏi của một độc giả khá hóc búa: Vì sao sự tử tế ở Stanford không xóa đi được nỗi cô đơn, nhu cầu tư vấn tâm lý ở đây?
Huyền chia sẻ, sự cô đơn đó đôi khi tự mình gây ra, tức là khi biết mình chia sẻ với bạn mình về những khó khăn mà mình trải qua thì bạn mình sẽ phải bỏ thời gian cho mình. Và tự bản thân mình sẽ đặt câu hỏi, liệu mình có quá ích kỷ không, khi mình quẳng nỗi lo cho bạn mình. Trong khi bạn mình thì rất bận, những lại bắt bạn mình phải giành thời gian cho mình. Từ suy nghĩ này, thì có thể nói, đó là sự cô đơn do chính họ gây ra chứ không phải do sự thiếu quan tâm từ bạn bè, người thân quen. Một lý do cho sự cô đơn là tự trọng cá nhân, họ không muốn cho người khác nhìn thấy yếu đuối của chính họ.
Hiện tại Huyền Chíp đang theo học thạc sĩ, ngành khoa học máy tính, chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo tại ĐH Stanford (Mỹ).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.