Huyện Gò Công Tây
-
Theo anh Châu Minh Hải - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại HK, giống lúa thơm đặc sản VD20 Gò Công chỉ thích hợp với vùng đất nhiễm mặn khu vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang.
-
Gần 50 năm trồng mai nu (mai chiếu thủy), ông Huỳnh Văn Nghĩa (xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) có hơn 1.000 gốc loại cây kiểng cổ mặt khỉ này với giá trị tiền tỷ.
-
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, trái thanh long trên địa bàn huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) bắt đầu có giá tăng cao trở lại. Nông dân trồng thanh long trên địa bàn huyện Gò Công Tây cũng như tại các địa phương khác rất phấn khởi.
-
Xuất phát từ niềm đam mê cây kiểng thiên nhiên mà chú Lê Văn Ba, ngụ tại ấp Bình Trinh, xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) đã trồng toàn bộ hàng rào nông thôn mới bằng các loại cây kiểng trước nhà tạo hình hoa văn sáng tạo. Việc làm của chú góp phần cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.
-
Ở ấp An Vinh, xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang hơn 3 năm nay xuất hiện một nghề mới khác độc đáo, đó là nghề làm phao câu cá từ thân cây ngô (cây bắp) sau khi thu hoạch. Nghề này đã góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.
-
Trồng lúa hữu cơ gắn với doanh nghiệp bao tiêu, giải quyết đầu ra đã giúp cho nông dân an tâm đẩy mạnh sản xuất được địa phương triển khai gần đây là mô hình mới, đang mở ra hướng phát triển bền vững cho cây lúa và nghề trồng lúa tại huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) hôm nay.
-
Tại ấp Ninh Quới, xã Long Bình, huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) mô hình trồng cây sương sâm (còn gọi là cây lá sâm) theo hướng tập trung, an toàn của gia đình anh Trần Văn Hòa đã góp phần đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mỗi ngày gia đình anh Hòa hái lá sâm bán với giá 70.000 đồng/ký.
-
Vừa mới xuất hiện tại huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) cách đây gần 5 năm, mô hình trồng cây hoa lài dưới chân ruộng để lấy bông dùng trong công nghệ ướp trà và sản xuất mỹ phẩm. Bông lài được bỏ mối cho người mua tại tỉnh Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình trồng cây lài bán bông bước đầu đã mang về cho người nông dân trong huyện nguồn thu nhập ổn định.
-
Trong những năm gần đây, tại xã Long Vĩnh (huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang), nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, tìm hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp. Trong đó, cây mai chiếu thủy đã trở thành một trong những cây trồng mới, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.
-
Đến ấp Hòa Thạnh (xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) hỏi về mô hình nuôi le le của anh Nguyễn Minh Đỡ (sinh năm 1975) dường như ai cũng biết. Nhờ nuôi le le mà gia đình anh đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.