Bí thư huyện ở Quảng Ngãi chấp nhận “cởi áo từ quan” nếu mô hình trồng cây làm giàu thất bại (Bài 2)

Hoàng Thảo Thứ năm, ngày 13/07/2023 06:00 AM (GMT+7)
Tại thời điểm triển khai mô hình thí điểm trồng mắc ca vào năm 2014, trên cương vị Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, trả lời PV Dân Việt, ông Lê Văn Tùng thẳng thắn, nếu mô hình thất bại và bị kỷ luật cách chức, cũng không buồn, vì nhận thấy việc làm của mình và quyết định của tập thể là đúng, vì cái lợi của dân.
Bình luận 0

Bí thư huyện ở Quảng Ngãi chấp nhận “cởi áo từ quan” nếu mô hình trồng cây làm giàu thất bại (Bài 2) - Ảnh 1.

 

Mô hình trồng mắc ca thí điểm có quy mô "khủng" ngay từ đầu

Trái ngược với không ít mô hình nông nghiệp ở Quảng Ngãi đã từng triển khai thí điểm trước đó chỉ có diện tích thường chỉ từ vài trăm m2, hoặc nhiều lắm là 1ha. Nhưng ngay từ đầu, tại thời điểm năm 2014, mô hình thí điểm trồng cây mắc ca mà huyện Sơn Tây triển khai lên đến con số 6ha, đã gây ngạc nhiên cho nhiều người.

Bí thư huyện chấp nhận “cởi áo từ quan” nếu mô hình mắc ca thất bại (Bài 2) - Ảnh 1.

Bí thư Huyện uỷ Sơn Tây Lê Văn Tùng (nguyên Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây) trong một lần kiểm tra thực tế mô hình trồng mắc ca. Ảnh: Hoàng Thảo.

Giải thích về việc này, ông Tùng cho biết, không như nhiều loại cây trồng (thí điểm) khác, để có sự đánh giá chính xác về sự phát triển và hiệu quả của cây mắc ca.

Diện tích mỗi điểm trồng ít nhất là 2ha và phải làm từ 3 điểm trở lên. Vì vậy không thể so sánh và nói rằng, diện tích trồng (thí điểm) 6ha của cây mắc ca là lớn hay nhỏ được.

Theo đó với số lượng khoảng 2.000 cây mắc ca giống đã mua, chính quyền huyện Sơn Tây tiến hành trồng tại tại 3 điểm ở 3 xã Sơn Liên, Sơn Bua và Sơn Long, với quy mô 2 ha/ điểm/xã.

Để đảm bảo cho việc triển khai thực hiện mô hình mới này, từ quá trình trồng, theo dõi và chăm sóc đảm bảo để cho cây mắc ca đạt kết quả cao nhất, chính quyền Sơn Tây giao đã giao trách nhiệm cho Trung tâm Khuyến nông huyện.

Không chỉ giao "suông" và chỉ nghe báo cáo (của Trung tâm Khuyến nông), ông Trần Quý, Chủ tịch UBND xã Sơn Tinh, huyện Sơn Tây (nguyên Trưởng trạm Khuyến nông huyện) nhớ lại, trong quá trình triển khai mô hình này (đặc biệt là từ khi trồng, đến khi bàn giao cho HTX vào năm 2018), đều đặn mỗi tháng, ít thì vài lần còn nhiều thì hàng chục lần, đích thân Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Tùng đến từng điểm kiểm tra, theo dõi, chỉ đạo xử lý những vấn đề phát sinh.

Nhờ chăm sóc tốt, nên đến năm 2018, nhiều cây mắc ca của mô hình thí điểm đã ra lứa quả bói đầu tiên, với số lượng thu về 30-40 kg trái, trong đó cá biệt có cây mắc ca đạt khoảng 2 kg trái.

Chấp nhận bị kỷ luật nếu mô hình thất bại

Là người đưa ra ý tưởng, bảo vệ và quyết định để mô hình trồng mắc ca được triển khai, Bí thư Huyện uỷ Sơn Tây Lê Văn Tùng tâm sự, do quá nhiều dư luận và đánh giá, nhận xét khác nhau, nên đã biết bao nhiêu lần phải trình bày trước lãnh đạo và các ban ngành liên quan của tỉnh, huyện.

Bí thư huyện chấp nhận “cởi áo từ quan” nếu mô hình mắc ca thất bại (Bài 2) - Ảnh 3.

Cây mắc ca sinh trưởng tốt trên vùng đất huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi). Ảnh: Hoàng Thảo.

CLIP: Cây mắc ca đã khẳng định sự phù hợp về điều kiện đất đai, thời tiết, trình độ canh tác trên vùng đất huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi.

Trong đó có không ít cán bộ, bạn bè của ông Tùng đã bày tỏ lo ngại, nếu một khi mô hình trồng thí điểm cây mắc ca thất bại, sẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng của bản thân ông Chủ tịch UBND huyện.

Tuy nhiên theo ông Tùng, ở một số lĩnh vực nhất định, đôi khi đòi hỏi ở người lãnh đạo, người đứng đầu cần có sự mạnh dạn, quyết tâm mới có thể tạo ra sự chuyển biến.

Nói thật nếu chẳng may xảy ra rủi ro và dẫn đến, mô hình thí điểm mắc ca thất bại, dù có bị kiểm điểm, hay kỷ luật thậm chí bị cách chức, ông Tùng thật lòng, cũng không buồn nhiều, bởi lẽ bản thân nhận thấy việc làm của mình là đúng, hoàn toàn có lợi cho người dân.

Nếu một khi mô hình thành công, mắc ca sẽ là loại cây tạo nên sự đột phá, mở hướng đi mới cho người dân Sơn Tây nhân rộng, tăng thêm thu nhập, giúp góp phần giảm tỷ lệ nghèo, tăng số hộ khá, hộ giàu...

Bởi lẽ theo tính toán mà các nhà khoa học đưa ra, lợi nhuận mang lại từ cây mắc ca thu về chỉ cần ở mức khoảng 100 triệu đồng/ha/năm, so với lý thuyết là 500-900 triệu đồng/ha/năm đã quá thành công rồi.

Bí thư huyện chấp nhận “cởi áo từ quan” nếu mô hình mắc ca thất bại (Bài 2) - Ảnh 6.

Thu hoạch lứa quả mắc ca ra bói tại một điểm trồng mắc ca thí điểm ở huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) Ảnh: Hoàng Thảo (chụp năm 2018).

Khi mô hình đã thành công, không cần ai khuyến khích, hay hỗ trợ thì hàng loạt cây trồng kém giá trị, ít giá trị sẽ được người dân thay bằng mô hình trồng mắc ca. Huyện Sơn Tây sẽ được biết đến là một trong những thủ phủ của cây mắc ca, hạt mắc ca của cả nước với thu nhập hàng trăm triệu đồng/hộ.

Bí thư huyện ở Quảng Ngãi chấp nhận “cởi áo từ quan” nếu mô hình trồng cây làm giàu thất bại (Bài 2) - Ảnh 8.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem