Các loại cá đồng, bông súng, bông điên điển, hẹ nước,... không chỉ là món ăn dân dã của người dân vùng lũ tỉnh Long An mà còn trở thành “đặc sản” của người dân thành thị.
Chuyển từ đất trồng lúa cho năng suất thấp thành khu vườn trồng dừa xiêm dứa, thu lợi nhuận gấp mấy chục lần so với trồng lúa, ông Ngân Văn Phi, ngụ ấp Gò Gòn, xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, đã làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
Báo DANVIET.VN đã thăm trang trại nuôi cá hô-1 loài quý hiếm, loài cá đặc sản và trang trại nuôi cá koi ở thời điểm nước lũ tràn đồng ở TX Kiến Tường và huyện Tân Hưng (tỉnh Long An).
Năm nay, nước lũ về chậm nên các hộ dân sống bằng nghề giăng câu, lưới, đặt lọp, lờ ở huyện Tân Hưng, tỉnh Long An gặp khó khăn. Tuy nhiên, nhiều hộ dân vẫn có thêm thu nhập nhờ nghề bắt ốc đắng.
Sau 2 năm mày mò nghiên cứu và lên dự án trồng nấm rơm sạch, giờ đây, anh Lê Văn Thuận (xã Vĩnh Châu B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) có thể tự tin rằng HTX mới thành lập sẽ thực hiện tốt chuỗi giá trị cho các thành viên và nông dân trồng nấm rơm sạch tại địa phương.
Từ trung tâm huyện Tân Hưng, chạy theo đường kinh 79 chừng 8km, chúng tôi được nhân viên bơi xuồng đưa qua sông vào Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (huyện Tân Hưng, tỉnh Long An).
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Hưng, tỉnh Long An vừa tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình nuôi cá đồng trên ruộng lúa tại hộ ông Nguyễn Văn Cưng ở ấp Cả Nga, xã Vĩnh Lợi.
Sau thời gian mòn mỏi chờ lũ, nay người dân vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An được thỏa ước vọng khi nước từ thượng nguồn tràn về mang theo cá, tôm. Tuy nhiên, lũ nhỏ đồng nghĩa với việc cá, tôm ít, nhiều người sống bằng nghề giăng câu, lưới cá đành phải ngậm ngùi bỏ nghề, kiếm công việc khác để mưu sinh.
Sau nhiều tháng chờ đợi, người dân khu vực Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An đã sẵn sàng đón lũ từ thượng nguồn tràn về. Lũ về mang theo phù sa trĩu nặng cho đất đai thêm màu mỡ và nhiều đặc sản, sản vật mùa nước nổi như cá đồng, bông súng, điên điển, hẹ nước,...