K-pop thời kỳ "hậu" BTS sẽ phát triển ra sao?

Thứ hai, ngày 02/01/2023 06:20 AM (GMT+7)
Công ty quản lý BTS đang cố gắng đặt nền móng cho thời kỳ hậu BTS của mình.
Bình luận 0

Việc làng giải trí Hàn Quốc luôn "trăn trở" tìm kiếm những tài năng K-pop mới để duy trì sự phát triển càng trở nên cấp bách hơn với việc một thành viên lớn tuổi nhất của ban nhạc BTS nhập ngũ hồi giữa tháng 12/2022.

Hybe, công ty quản lý BTS và các nghệ sĩ nổi tiếng khác, đã xây dựng một mô hình cho sự thành công toàn cầu của K-pop bằng cách kết nối trực tuyến với người hâm mộ.

Trong bối cảnh nhiều công ty cạnh tranh khác đang cố gắng phát triển theo con đường của Hybe, công ty này lại đang cố gắng đặt nền móng cho thời kỳ hậu BTS của mình. Ngày 13/12, thành viên lớn tuổi nhất của BTS, đã đi qua cổng của một cơ sở quân sự ở quận Yeoncheon, nơi giáp ranh giới tuyến quân sự với Triều Tiên để bắt đầu đợt nghĩa vụ quân sự kéo dài gần 2 năm.

K-pop thời kỳ "hậu" BTS sẽ phát triển ra sao?

Hàng trăm người hâm mộ và phóng viên đã tập trung trước cổng chính khi tuyết rơi nhẹ để xem Jin (tên khai sinh là Kim Seok-jin) đi vào trong khu quân sự.

"Chỉ trong một khoảnh khắc và tôi không thể nhìn thấy mặt anh ấy nhưng tôi hài lòng vì mình đã có mặt ở đây", một người hâm mộ Nhật Bản ở độ tuổi 40 đến từ Osaka cho biết.

K-pop thời kỳ "hậu" BTS sẽ phát triển ra sao? - Ảnh 1.

Jin (BTS) chính thức nhập ngũ. (Ảnh: IT).

Luật pháp Hàn Quốc yêu cầu tất cả nam giới có sức khỏe tốt từ 18 đến 35 tuổi phải phục vụ trong quân đội từ 18 đến 21 tháng, tùy thuộc vào quân chủng.

Sáu thành viên còn lại của BTS, những người dự định nhập ngũ khi thời điểm đến sẽ tập trung vào các hoạt động solo trong thời gian chờ đợi. Hybe cho biết, họ hy vọng nhóm hoàn chỉnh sẽ tiếp tục hoạt động vào năm 2025, sau khi tất cả đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Sự gián đoạn của nhóm là một mất mát lớn. Hybe niêm yết tại Seoul đã báo cáo doanh thu hàng năm vào năm 2021 là 1,26 nghìn tỷ won (975 triệu USD), khoảng 70% trong số đó là do BTS tạo ra. Giá cổ phiếu của Hybe đã giảm khoảng một nửa so với đầu năm.

Tuy nhiên, công ty này "không ngồi yên" để đón đợi sự sụt giảm đó. Ba nhóm mới sẽ ra mắt trong năm nay và bốn nhóm nữa sẽ ra mắt vào năm tới. Nhóm nhạc nữ LE SSERAFIM ra mắt năm nay đã trở nên nổi tiếng ở Nhật Bản và các thị trường khác.

K-pop thời kỳ "hậu" BTS sẽ phát triển ra sao? - Ảnh 2.

Nhóm nhạc nữ LE SSERAFIM đã đi theo một công thức tương tự như BTS để thu hút người hâm mộ ở nước ngoài, đặc biệt là ở Nhật Bản. (Ảnh: HYBE)

Hybe có một "công thức" đã được thiết lập để đào tạo các nghệ sĩ mới. Các thành viên sống cùng nhau trước khi ra mắt để tăng tính đoàn kết. Họ học ngoại ngữ và cách giao tiếp gần gũi, thân thiện nhất với người hâm mộ.

Jangwoo Lee, giáo sư danh dự ngành quản lý nhân sự tại Đại học Quốc gia Kyungpook ở Hàn Quốc cho biết: "Cốt lõi của Hybe là hệ thống tái tạo các ngôi sao dưới dạng sản phẩm".

Việc Hybe ra mắt nền tảng trực tuyến Weverse vào năm 2019 để thu hút người hâm mộ là một phần quan trọng trong thành công của công ty này trong việc kết nối giữa ngôi sao và fan. Hơn 50 triệu người dùng có thể tương tác với các nghệ sĩ, mua hàng hóa, thưởng thức âm nhạc và hơn thế nữa trên nền tảng này.

Weverse  hỗ trợ 15 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật và các ngôn ngữ Đông Nam Á đã giúp mở rộng cơ sở người hâm mộ cho K-pop nói chung ngoài Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cộng đồng người hâm mộ K-pop liên tục xuất hiện trên Weverse và YouTube. Người hâm mộ tìm thấy các nhóm mới ở giai đoạn đầu và đẩy họ trở thành ngôi sao, tạo ra một chu kỳ sinh lời mới cho các công ty sản xuất và quản lý nhóm nhạc.

Meritz Securities Korea coi thu nhập ngắn hạn giảm là điều không thể tránh khỏi đối với Hybe nhưng dự đoán sự tăng trưởng trở lại vào năm 2024. Các công ty giải trí khác của Hàn Quốc đã sao chép mô hình của Hybe. YG Entertainment đã vào Weverse và kết quả là phát triển sự nổi tiếng của nhóm nhạc nữ BLACKPINK.

JYP Entertainment sẽ chuyển hệ thống đào tạo tân binh mà họ đã phát triển với nhóm nhạc nữ NiziU sang Mỹ và Trung Quốc. Chiến lược này liên quan đến quá trình tuyển dụng và lựa chọn trên các chương trình thử giọng để thu hút người hâm mộ trước khi nhóm ra mắt.

K-pop thời kỳ "hậu" BTS sẽ phát triển ra sao? - Ảnh 3.

Các nhóm từ các công ty mới hơn, chẳng hạn như ATEEZ của KQ Entertainment đã thành công khi sử dụng các chiến lược tương tự. (Ảnh: KQ Entertainment )

Một số nghệ sĩ mới đã gây được tiếng vang với khán giả toàn cầu. Album mới nhất từ ATEEZ của KQ Entertainment đạt vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng Billboard 200 của Mỹ và vượt quá 1 triệu bản chỉ tính riêng doanh số đặt hàng trước. Sony Music cũng đã "rót tiền" đầu tư vào KQ Entertainment.

Theo công cụ theo dõi dữ liệu K-pop Radar, lượt xem các video K-pop trên YouTube trong 12 tháng tính đến tháng 8 đạt tổng cộng 64,3 tỷ, tăng gấp 2,5 lần so với con số của 3 năm trước. Sự cạnh tranh khốc liệt ngay cả đối với vị trí dẫn đầu, vốn là sân chơi của các ngôi sao lớn. Tỷ lệ xem trên YouTube của 5 nhóm hàng đầu, bao gồm cả BTS đã giảm từ 54,3% năm 2019 xuống 42,8% trong năm nay.

Thị phần của hai quốc gia tiêu thụ video lớn nhất là Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt giảm xuống 10,3% và 7,5%. Lượt chia sẻ cho các quốc gia Đông Nam Á và Mỹ tăng lên, cho thấy lượng người hâm mộ trên khắp thế giới ngày càng tăng.

BTS đã đưa công ty Hybe từng là "kẻ vô danh" trở thành tâm điểm chú ý. Hiện tại, chưa có nghệ sĩ mới nào của K-pop chứng minh được tiềm năng phát triển bùng nổ như BTS.

Phương Việt (Nikkei)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem