Năm nay, chợ Quê tại lễ hội đền Đông Cuông có quy mô 30 gian hàng, bày bán các sản vật mang tính đặc trưng của các 27 xã, thị trấn và các doanh nghiệp với trên 200 mặt hàng.
Khu vực chợ quê thu hút đông đảo du khách. Ảnh: Hoàng Hữu
Đây đều là các mặt hàng nông sản, đặc trưng của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Văn Yên như: gà đen, cơm kìa, gạo nếp nương, chuối rừng, khoai, măng khô, bánh nẳng, ngô, quần áo các dân tộc thiểu số..., đặc biệt là các sản phẩm từ quế, loại cây đặc trưng của huyện Văn Yên. Tất cả đều là các sản vật do chính người dân các xã, thị trấn tự sản xuất.
Bánh Nẳng làm bằng gạo nếp trộn với tro được đốt từ rơm, gói bằng lá chít ăn cùng mật mía. Ảnh: Hoàng Hữu
Sắn dây luộc cùng với mía tím là những món ăn vặt được ưa thích. Ảnh: Hoàng Hữu
"Gian hàng" của các chị em. Ảnh: Hoàng Hữu
Măng đắng từ lâu đã trở thành món ăn nổi tiếng và không thể thiếu của người dân Yên Bái. Ảnh: Hoàng Hữu
Gà đen, lá khâm kìa những đặc sản của đồng bào vùng Tây Bắc. Ảnh: Hoàng Hữu
Các loại rau rừng được du khách mua làm quà. Ảnh: Hoàng Hữu
Rau, củ, quả do chính người dân sản xuất. Ảnh: Hoàng Hòa
Gian hàng bày bán các sản phẩm từ quế, loại cây đặc trưng của vùng đất Văn Yên. Ảnh: Hoàng Hữu
Trang phục của các dân tộc thiểu số cũng được nhiều người quan tâm. Ảnh: Hoàng Hữu
Đồng chí Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND Tỉnh Yên Bái thăm gian hàng bán trang phục của dân tộc Dao.
Anh Lưu Trung Kiên - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Văn Yên (Yên Bái) cho biết: Không chỉ là 1 trong các hoạt động nằm trong lễ hội đền Đông Cuông hằng năm mà hội chợ Quê đã trở thành hoạt động thương mại của huyện Văn Yên nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm cũng như thúc đẩy người dân các xã phát triển sản xuất, chăn nuôi tạo ra khối lượng hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đền Đông Cuông (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) là nơi thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn và thờ các vị thần có công bảo vệ Tổ quốc. Hằng năm lễ hội đền Đông Cuông được tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng và tháng Chín, thu hút đông đảo người dân, du khách thập phương đến dâng hương, vãn cảnh đền và cầu nguyện cho mình và người thân một năm gặp nhiều may mắn…
Lễ hội được mở đầu bằng lễ mổ trâu tế Mẫu, được thực hiện vào thời khắc đầu tiên của ngày Mão đầu năm. Tiếp sau lễ mổ trâu là lễ rước Mẫu sang sông, đây là một trong những lễ chính của lễ hội đền Đông Cuông.
Tuy nhiên, từ năm 2017, Ban tổ chức lễ hội đền Đông Cuông không thực hiện treo trâu lên cây. Việc mổ trâu để tế lễ vẫn tiến hành vào lúc 0h ngày Mão đầu tiên trong năm, nhưng được diễn ra trong khu vực quây kín bạt, lực lượng an ninh bảo vệ kỹ từ vòng ngoài, du khách và người dân địa phương không được chứng kiến.
Ngoài ra, năm nay, do đền Đông Cuông vẫn đang trong quá trình trùng tu, tôn tạo nên lễ hội không tổ chức nghi lễ rước Mẫu sang sông, song lượng du khách đến hành hương chiêm bái vẫn rất đông.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.