Thứ nhất việc
Dương Chí Dũng bỏ trốn là tình tiết tăng nặng khi tòa lượng hình trong phiên xử sơ thẩm. Việc bỏ trốn có nguyên nhân từ đâu, ngoài việc trốn tránh trách nhiệm thì còn có người "bật đèn xanh" tác động tới việc chạy trốn.
Thứ hai từ
lời khai của Dương Chí Dũng, cơ quan tố tụng xác định vụ án mới, tình tiết này được xem là thành khẩn khai báo.
Dương Chí Dũng khai trước phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm hôm 7.1. Ảnh: TTXVN
Thứ ba trong quá trình điều tra vụ án tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước,
Dương Chí Dũng là đầu mối quan trọng nếu tích cực giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm thì lại được thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định ở Điều 46 Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, tình tiết giảm nhẹ này có giúp Dương Chí Dũng
thoát được bản án tử hình hay không còn phụ thuộc vào sự đánh giá, xem xét của HĐXX cấp phúc thẩm.
Đã từng có vụ án khởi tố tại tòaVới 34 năm hoạt động trong lĩnh vực tố tụng hình sự, từ cán bộ tòa, rồi thẩm phán, nay đang là luật sư, ông Nguyễn Thân - nguyên Thẩm phán TAND Tối cao cho biết đã có những trường hợp
khởi tố vụ án tại tòa, tuy nhiên số lượng những vụ đó rất ít.
Khi xét xử phát hiện thấy tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra thì HĐXX mới khởi tố vụ án, hoặc yêu cầu Viện Kiểm sát khởi tố vụ án hình sự.
Theo ông Nguyễn Thân, thông thường những hành vi phạm tội của bị can, hoặc phát sinh tội phạm đã được cơ quan điều tra làm, hoặc dưới sự giám sát của Viện Kiểm sát nếu hồ sơ vụ án có vấn đề thì bị đề nghị điều tra lại, hoặc điều tra bổ sung. Chỉ có trường hợp đặc biệt quá khi vụ án đưa ra xét xử mới phát hiện tội phạm và người phạm tội mới cần phải điều tra dẫn tới việc HĐXX khởi tố vụ án.
Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, tòa án, bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của công an nhân dân, quân đội nhân dân được khởi tố vụ án theo thẩm quyền mà Luật Tố tụng hình sự quy định khi xác định có dấu hiệu tội phạm.
Ngọc Lương (ghi) (Ngọc Lương (ghi))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.