Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tài xế xe ôm công nghệ lo lắng là có cơ sở
Với quy định mới, các công ty kết nối dịch vụ công nghệ bắt buộc phải linh hoạt điều chỉnh giá cước và thận trọng tăng tỷ lệ khấu trừ đối với đối tác xe ôm nhằm đảm bảo khai và nộp hộ thuế GTGT đầy đủ cho nhà nước. Điều này khiến cánh xe ôm công nghệ lo lắng phải cõng thêm mức thuế quá nặng. Nhiều người tắt app, tập trung phản đối doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Quang Đồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách & Phát triển truyền thông phân tích: Các công ty kết nối lâu nay đã trả thuế GTGT trên doanh thu được chia của họ (tạm gọi là khoản 20%). Nghị định 126 giờ yêu cầu Công ty kết nối phải khấu trừ tiền của ông xe ôm để trả hộ cho doanh thu 80% được chia như mức của doanh nghiệp.
Tức là từ sau ngày 5/12, tài xế xe ôm công nghệ phải trả thêm 7% thuế với doanh thu trên 100 triệu đồng vì trước kia họ đang đóng 3% theo phương pháp trực tiếp. Con số này tăng lên 10% với những ai có thu nhập dưới 100 triệu đồng bởi trước kia họ không phải đóng bất kỳ loại thuế nào.
Câu chuyện này gây căng thẳng trong xã hội những ngày qua một phần là do các chuyến xe ôm công nghệ cũng phải chịu mức thuế GTGT ở mức cao nhất, tương đương với mức thuế suất của các doanh nghiệp vận tải (10%), trong khi họ lại không được và cũng không có khả năng hạch toán các khoản khấu trừ như các chi phí đầu vào của các doanh nghiệp.
Về lý thuyết, GTGT là thuế gián thu, đánh lên người tiêu dùng cuối cùng nhưng thị trường thực tế có lý lẽ của thị trường, không chấp nhận cho người bán hàng áp đặt bất kỳ giá nào. Hiện xe ôm công nghệ đã có phần yếu thế hơn trong cuộc cạnh tranh về mức giá so với xe ôm truyền thống bởi họ không thể mặc cả với khách hàng để "hét giá", lại phải chịu thuế theo quy định nhà nước. Nếu tăng giá 10% áp vào khách hàng, tài xế xe ôm công nghệ chắc chắn sẽ đối diện với tình trạng thất nghiệp bởi không ít khách hàng sẽ chọn giá rẻ.
Hơn thế, việc thu thập đầy đủ chứng từ hóa đơn mua xăng, sửa xe… để được khấu trừ thuế quả là việc không thể đối với các tài xế xe ôm. Bởi vậy, những lo lắng của cánh tài xế là hoàn toàn có cơ sở bởi họ là những người lao động nghèo đang hàng ngày dựa vào những cuốc xe để mưu sinh.
Chính sách cần chú ý nhiều hơn việc nuôi dưỡng nguồn thu
Ông Đồng cũng nói thêm, khi cá nhân kinh doanh phải chịu thuế GTGT mà không được khấu trừ thì đây không còn là mức thuế đánh GTGT nữa mà là thuế do cá nhân sản sinh ra khi cung cấp dịch vụ. Nó tương tự như một mức thuế thu nhập trên tổng doanh thu, được đánh rộng khắp, không phân biệt. Đây là một điều khá khó khăn đối với các cá nhân tài xế.
Đồng quan điểm trên, PGS.TS Ngô Trí Long – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) phân tích, các phần mềm hỗ trợ kết nối đã giúp các cá nhân tài xế xe ôm, vốn là những đối tượng nghèo có thu nhập thấp, khó khăn trong xã hội, có thêm nhiều cuốc xe và tăng thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống được tốt hơn. Lần đầu tiên, các phần mềm cũng giúp cơ quan nhà nước có thể quản lý thu nhập của các đối tượng như tài xế. Bởi vậy, cần tính đến phương án nuôi dưỡng nguồn thu trước khi tăng thuế.
Không chỉ các tài xế, chính các hãng xe công nghệ cũng cần được tạo điều kiện để phát triển và đứng vững trên thị trường rộng mở hơn. Họ cũng là những đấu mối đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, thu hộ thuế GTGT cho nhà nước. Sự phát triển của các hãng cũng sẽ giúp cho nguồn thu thuế thêm mạnh hơn. Bởi vậy, dù tính thuế theo chính sách nào, việc nuôi dưỡng nguồn thu như các hãng xe công nghệ, tài xế… đều mong muốn có những phương thức thật hợp lý để có thể phát triển hay mưu sinh trong xã hội hiện đại.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.