Khó kiểm soát an toàn thực phẩm với các cơ sở kinh doanh thương mại điện tử

Nguyên Vỹ Thứ tư, ngày 10/01/2024 19:25 PM (GMT+7)
Sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều cơ sở chuyển sang hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Thực tế cho thấy, cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc và quản lý đối với loại hình này.
Bình luận 0

Đây là một trong những khó khăn mà Sở An Toàn Thực Phẩm (ATTP) TP.HCM chia sẻ với Đoàn kiểm tra liên ngành Trung trung ương về ATTP trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn và lễ hội xuân 2024 tại TP.HCM, ngày 10/1.

Khó kiểm soát an toàn thực phẩm với kinh doanh thương mại điện tử

Ông Lê Minh Hải - Phó giám đốc Sở ATTP TP.HCM cho biết, kế hoạch đảm bảo ATTP Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2024 của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP TP.HCM thực hiện từ ngày 20/12/2023 đến ngày 6/1/2024.

Trong số 1.306 cơ sở mà Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP TP.HCM tiến hành kiểm tra tình hình vi phạm và xử lí vi phạm, các đoàn kiểm tra đã tịch thu và buộc tiêu hủy 176 đơn vị sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung trung ương về ATTP trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn và lễ hội xuân 2024 tại TP.HCM làm việc với Sở ATTP TP.HCM. Ảnh: Nguyên Vỹ

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung trung ương về ATTP trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn và lễ hội xuân 2024 tại TP.HCM làm việc với Sở ATTP TP.HCM. Ảnh: Nguyên Vỹ

Đánh giá chung, ông Hải cho biết, phần lớn các cơ sở được kiểm tra trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy định ATTP, đảm bảo các điều kiện trong, quá trình sản xuất, kinh doanh.

Đội quản lý an ATTP tại các quận, huyện, TP.Thủ Đức và chợ đầu mối tích cực thực hiện công tác kiểm tra nhằm đảm bảo ATTP.

TP.HCM tiếp tục triển khai các Chuỗi thực phẩm an toàn, cung cấp nguồn nông sản sạch phục vụ nhu cầu cho người dân.

Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở chưa đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Hệ thống các văn bản pháp luật về ATTP vẫn còn một số vướng mắc, bất cập. Các Bộ chưa ban hành Danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm trong Bộ Luật hình sự. Năng lực phân tích các hóa chất, thành phần của đơn vị phân tích còn hạn chế.

Theo ông Hải, các đơn vị này chỉ phân tích các chất theo chỉ định của Bộ quản lý. Nhưng trong thực tế, các cơ sở sử dụng các hoạt chất khác không thì có cơ sở pháp lý để xử lý.

Nhiều hội nhóm rao bán thịt đông lạnh trên mạng xã hội facebook. Ảnh: T.L

Nhiều hội nhóm rao bán thịt đông lạnh trên mạng xã hội facebook. Ảnh: T.L

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều cơ sở chuyển sang hình thức kinh doanh thương mại điện tử đã gây khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc và quản lý đối với loại hình này.

Đại diện Sở ATTP TP.HCM kiến nghị Trung ương cần tiếp tục có quy định, hướng dẫn về quản lý loại hình kinh doanh thực phẩm trên kênh thương mại điện tử.

Truy xuất nguồn gốc để đảm bảo an toàn thực phẩm rau củ quả

Truy xuất nguồn gốc cũng là vấn đề mà Đoàn kiểm tra liên ngành Trung trung ương về ATTP đề nghị TP.HCM cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý.

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung trung ương về ATTP do ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường làm trưởng đoàn.

Trong chuyến kiểm tra ngày 10/1, Đoàn đã tiến hành kiểm tra ATTP ở Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan), chợ đầu mối Bình Điền và một đơn vị cung cấp suất ăn tập thể.

Dây chuyền giết mổ thịt heo tại Công ty Vissan. Ảnh: Nguyên Vỹ

Dây chuyền giết mổ thịt heo tại Công ty Vissan. Ảnh: Nguyên Vỹ

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung trung ương về ATTP cho biết, các đơn vị này cơ bản thực hiện đầy đủ các quy định về ATTP.

Tuy nhiên, chợ đầu mối Bình Điền chưa có kế hoạch cụ thể kiểm soát đối với động vật gây hại cho các nguồn thực phẩm nhập về chợ.

Ông Tô Văn Huấn, thành viên Đoàn kiểm tra nhấn mạnh, việc truy xuất nguồn gốc đối với mặt hàng rau củ quả về chợ chưa tốt, chưa truy xuất được đến tận người sản xuất.

Đoàn kiểm tra cũng góp ý với trường hợp Công ty TNHH Kim May Organ (quận 7) chuyên cung cấp suất ăn tập thể. Công ty này cũng chưa có rèm chắn để ngăn chặn động vật gây hại tại khu nhà bếp. Thực tế kiểm tra cho thấy vẫn có ruồi bên trong.

Công ty Kim May Organ có ký hợp đồng với đơn vị cung cấp nguyên liệu. Tuy nhiên, trong hợp đồng lại không có điều khoản ràng buộc trách nhiệm giữa công ty này với các đơn vị cung cấp khác.

Các mặt hàng rau củ quả bày bán tại chợ đầu mối Bình Điền. Ảnh: Nguyên Vỹ

Các mặt hàng rau củ quả bày bán tại chợ đầu mối Bình Điền. Ảnh: Nguyên Vỹ

Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đánh giá cao công tác đảm bảo ATTTP của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP TP.HCM, cũng như Sở ATTP TP.HCM.

Ngay tại chợ đầu mối Bình Điền, Đội Quản lý số 10 (thuộc thuộc Sở ATTP TP.HCM) đóng chốt thường trực tại chợ để kiểm tra, lấy mẫu, test hàn the tất cả mặt hàng khi nhập vào chợ. Đây là mô hình duy nhất trên cả nước.

Trong việc truy xuất nguồn gốc, ông Tiệp đề nghị TP.HCM tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. TP.HCM đang triển khai việc truy suất thịt heo thông qua vòng đeo chân.

"TP.HCM cũng cần nghiên cứu giải pháp đối với mặt hàng rau củ quả vì hầu hết nguồn hàng này từ các tỉnh thành khác đưa về phục vụ hơn 10 triệu dân Thành phố", ông Tiệp đề nghị.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem