Khóc, cười với thói “chuộng giáo viên Tây” của cha mẹ Việt

Hải Linh (tổng hợp) Thứ sáu, ngày 11/03/2016 16:46 PM (GMT+7)
Mấy ngày qua, trên mạng xã hội, chia sẻ một bài viết với những tâm sự rất chân thành của một cô giáo Việt dạy Tiếng Anh lâu năm về “thói chuộng giáo viên Tây” của không ít các bậc phụ huynh hiện nay. Với những câu chuyện ngắn nhưng thú vị và thực tế, bài viết này nhanh chóng được nhiều bậc phụ huynh đồng tình và chia sẻ…
Bình luận 0

Mở đầu, cô giáo này viết về một lý do rất thú vị để cô chia sẻ bài viết này trên mạng xã hội. “Hôm qua mình có đọc một post  trên một trang Hanoi Massive của một cô giáo người Canada: Người Canada, sinh ra ở Canada nhưng bố mẹ gốc Philipines, tất nhiên là tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của chị ấy. Không chỉ vậy, chị ấy có kinh nghiệm giảng dạy và được rất nhiều học sinh yêu mến. Thế nhưng, chị lại ít được các trung tâm dạy Tiếng Anh nhận vì cái mặt… “châu Á quá”.

Quả thực, trong quãng thời gian đi dạy chưa phải là dài, mình cũng đã chứng kiến nhiều cảnh dở khóc dở cười giữa thầy cô và phụ huynh học sinh xuất phát từ chính thái độ “chuộng tây” của các ông bố, bà mẹ Việt”.

Để minh chứng cho nhận định của mình, cô giáo đã trích dẫn một vài câu chuyện có thực mà bản thân cô đã được chứng kiến.

img

Thói chuộng giáo viên nước ngoài của các bậc phụ huynh.I.T

Câu chuyện 1:

Phụ huynh đến xin học cho con ở một trung tâm Tiếng Anh.

Phụ huynh: Thế ở đây có thầy cô tây không?

Cô giáo: 50 % các lớp học là do thầy cô người bản ngữ dạy chị ạ.

Phụ huynh: Tức là tây đúng không? Tôi cho con đi học nhiều trung tâm. Họ bảo là tây, mà lại không phải là tây. Mặt giống đặc Việt Nam.

Câu chuyện 2:

Có dịp trò chuyện với một anh bạn người Đức, anh ấy bảo: “Chưa nơi nào dễ dàng tìm việc như ở Việt Nam”. Mình hỏi: “Thế anh làm việc gì?”. Anh trả lời là anh dạy Tiếng Anh.

Phải nói thật, anh bạn này nói tiếng Anh rất dở, Ngoài chất giọng nặng, đặc sệt tiếng Đức (mình nghe còn khó huống hồ học sinh) thì ngữ pháp, từ vựng sai liểng xiểng. Vậy mà anh khoe,  mỗi tuần, anh chạy sô gần chục trường mầm non và trung tâm.

Câu chuyện 3:

Một trung tâm nọ tuyển giáo viên. Một trong những điều kiện tiên quyết là phải có “Western look” – tạm gọi là cái mặt tây và nói luôn, không có cái này thì đừng liên hệ để tránh lãng phí thời gian.

Ngoài luồng việc học tiếng Anh một chút nhưng việc mình đối xử với người khác và giá khả năng của họ  dựa vào hình thức, màu da của họ trong văn mình nhân loại người ta gọi là phân biệt chủng tộc. Có nên chăng khi cả thế giới người ta đã đấu tranh và đã xóa bỏ được cái này rồi mà mình vẫn cứ khư khư giữ lấy nó?

Quay lại vấn đề giáo viên tiếng Anh, mình muốn nhấn mạnh rằng:

 - Không phải tất cả tây đều là người nói tiếng Anh như người bản ngữ. Đức, Áo, Bỉ, Hà Lan… họ có thể nói tiếng Anh nhưng đó không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Họ vẫn là tây đấy, nhưng họ không phải là người bản ngữ.

- Không phải tất cả người bản ngữ đều có mặt tây. Nếu một người là người da đen, sinh ra ở Mỹ nói tiếng Anh thì tức là họ là người bản ngữ. Họ có thể nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Tất nhiên, họ gốc Phi nên không thể có cái mặt tây.

- Và cái quan trọng nhất: Không phải cứ là người bản ngữ thì có thể dạy tiếng Anh. Cái này rất đơn giản. Giống như người Việt mình nói tiếng Việt, nhưng đâu phải ai cũng dạy được tiếng Việt. Để trở thành một thầy/cô giáo dạy Tiếng Anh họ cần học, cần được đào tạo và hơn nữa là cần kinh nghiệm giảng dạy. Không thể cứ thấy ai tây là gắn vào cái mác giáo viên dạy Tiếng Anh giỏi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem