Khởi nghĩa Lam Sơn
-
Ở Thụy Trình, huyện Thái Thụy có một ngôi mộ cổ và dấu tích một con đường mang tên "Ngô Lột" gắn với những kỳ tích giúp dân diệt giặc Minh xâm lược của của ông tổ họ Đoàn là Đoàn Công Uẩn, một mãnh tướng thời Lê. Hẳn gia thế, sự nghiệp mãnh tướng Đoàn Công Uẩn đến nay vẫn chưa được nhiều người biết đến...
-
Thanh Hoá là một vùng không gian địa linh đặc biệt. Có lẽ vì thế mà nhiều triều đại phong kiến đã mượn xứ Thanh làm nơi dựng đế đô. Có thể nói trong cả nước không đâu nhiều kinh đô như Thanh Hoá.
-
Theo ‘Minh thực lục’, ngày 14 tháng 12 năm 1427, Mộc Thạnh cùng thuộc hạ chạy tới Cao Trại, Thủy Vĩ thì bị quân Lam Sơn phục kích cả trên sông lẫn trên bờ, phải vất vả làm lại thuyền mới đi tiếp được.
-
Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động và Xương Giang là hai trận đánh mang tính chiến lược, thay đổi cục diện theo hướng có lợi cho nghĩa quân Lam Sơn. Trong đó in đậm dấu ấn của hai vị tướng Nhập nội Tư mã Lý Triện và Nhập nội đại Tư mã Lê Văn An.
-
Trần Nguyên Hãn, danh tướng đời Lê Thái Tổ, dòng dõi quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, quê ở làng Tức Mặc, tỉnh Nam Định, nhưng định cư tại làng gốm Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Trần Nguyên Hãn là cháu nội Trần Nguyên Đán và là cháu sáu đời Trần Quang Khải, dòng dõi vua Trần Thái Tông.
-
Rừng Lam Kinh thuộc địa bàn xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân) và xã Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc), tỉnh Thanh Hóa, là quê hương anh hùng Lê Lợi, cũng chính là cái nôi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
-
Sau khi cuộc chiến kết thúc, thắng lợi đã về tay nghĩa quân Lam Sơn mà người đứng đầu là Lê Lợi thì điều mà ai cũng biết rằng “Trời không thể có hai mặt trời, nước không thể cùng lúc lại có hai vua”. Do đó, dù Trần Cảo có mạo xưng hay thực sự là con cháu nhà Trần thì cũng không thể ngồi trên ngai vàng.
-
Tương truyền vào thời ông còn trẻ, đất làng Hải Lịch vẫn thường bị cọp hoành hành, dân làng rất lấy làm khổ sở. Nhân đó, Lê Văn Linh viết bức thư trách cọp. Từ đó, cọp trong vùng bỏ đi hết...
-
Mèo đánh trận, trâu lửa phá vòng vây của kẻ thù, rắn độc khiến giặc khiếp sợ là những "đội quân kỳ lạ" trong quá khứ.
-
Đợt hoạt động tác chiến vây hãm thành Đông Quan, diệt và làm tan rã hai đạo quân cứu viện do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy vào năm 1427 để lại nhiều bài học quý, đặc biệt là nghệ thuật “vây thành, diệt viện”.