Không ngoại lệ!

Thứ hai, ngày 04/11/2013 19:27 PM (GMT+7)
Thực ra, việc Mỹ do thám ông Ban Ki-moon không phải điều gì đó gây ngạc nhiên tột độ. Cựu Tổng Thư ký Boutros Boutros-Ghali từng cho biết: “Ngay từ ngày đầu tiên tôi bước vào văn phòng của mình, người ta đã nói với tôi: Cẩn thận đấy, văn phòng của ông bị gài rệp”.
Bình luận 0

Hồi tháng 4, Tổng thống Mỹ Barack Obama nồng nhiệt chào đón Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon tại Nhà Trắng. Ông Obama đã gọi ông Ban Ki-moon là “người bạn tốt” khi cả hai cùng ngồi thảo luận về các vấn đề trên thế giới, từ tình hình Syria, CHDCND Triều Tiên, Israel - Palestine, đến các vấn đề biến đổi khí hậu.

img
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon.

Nhưng, từ rất lâu trước khi chiếc xe Limousine chở ông Ban Ki-moon chạy qua cửa Nhà Trắng, chính quyền Mỹ đã biết Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ đề cập vấn đề gì.

Thật khó hình dung về một cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo, mà một trong hai bên biết trước những gì người kia định nói.

Tờ Guardian (Anh) và New York Times (Mỹ) cho biết, một tài liệu của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) được cựu điện viên Edward Snowden tiết lộ cho họ một tháng sau cuộc gặp, đã cho thấy cách thức mà NSA thực hiện để có thể biết được những điểm mấu chốt mà Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thảo luận với Tổng thống Mỹ. Hiện Nhà Trắng từ chối bình luận về việc Tổng thống Obama có đọc những thông tin đó trước cuộc gặp với ông Ban Ki-moon hay không.

Rõ ràng, việc do thám Tổng Thư ký và các quan chức Liên Hợp Quốc là trái với luật pháp quốc tế. Theo hãng tin Anh Reuters, chính quyền Obama, cách đây mấy ngày, dưới áp lực của dư luận đã công khai ra lệnh chấm dứt ngay các hành động do thám nhằm vào Liên Hợp Quốc.

Thực ra, việc Mỹ do thám ông Ban Ki-moon không phải điều gì đó gây ngạc nhiên tột độ. Hãng tin BBC dẫn lời cựu Tổng Thư ký Boutros Boutros-Ghali cho biết: “Ngay từ ngày đầu tiên tôi bước vào văn phòng của mình, người ta đã nói với tôi: Cẩn thận đấy, văn phòng của ông bị gài rệp”.

Tuy nhiên, điều bất ngờ ở đây, là những thứ mà NSA thu thập đều được liệt kê trong báo cáo tuyệt mật hàng tuần, dưới dòng chữ “hoạt động đáng chú ý”. Những thứ “đáng chú ý” nằm cùng báo cáo tuần với sự kiện ông Ban Ki-moon gồm: Chi tiết về chương trình vũ khí hóa học của Iran, các cuộc giao tiếp liên quan tới vụ tấn công vũ khí hóa học tình nghi ở Syria và báo cáo về tên trùm ma túy Mexico Los Zetas.

Vấn đề là, NSA đặt người bạn tốt của Mỹ - người đứng đầu Liên Hợp Quốc - chung với những kẻ buôn ma túy, và tình hình vũ khí hóa học ở Trung Đông, có vẻ như không thích hợp.

Những tài liệu trên tiết lộ “mặt tối” của NSA. Đó là không phân biệt thông tin mà họ thu thập. Đối với NSA, không có gì được coi là quá nhỏ, hay quá tầm thường. Họ nghe lén tất cả, từ đối thủ, kẻ thù tới đồng minh, từ công dân Mỹ tới công dân nước ngoài.

Tài liệu này cho thấy, NSA đang theo đuổi tham vọng giám sát toàn bộ hành tinh này.

Minh Đăng (Minh Đăng)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem