Tôi đã đưa bà cụ đi bệnh viện chụp X-Quang, kết quả lún đốt sống L1. Bà cụ thì đòi tôi đền tiền bạc đủ các thứ. Những người chứng kiến thì xác định lỗi do bà cụ. Cảnh sát giao thông tới lập biên bản và tạm giữ xe tôi và giấy đăng ký xe mà không có giao cho tôi biên bản nào. Hiện xe đã bị tạm giữ hơn 7 ngày.
Xin hỏi trong trường hợp này xe tôi bị tạm giữ bao lâu, bao giờ tôi có thể nhận lại xe. Và lỗi này do bà cụ tôi có phải đền bù. Xin cảm ơn.
Đối với hành vi gây tai nạn giao thông xem xét xử phạt hành chính, ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan người điều khiển và phương tiện vi phạm theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:
Ảnh minh họa
“Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề”.
Như vậy, theo quy định trích dẫn ở trên, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Theo đó xe máy bạn giữ trong vòng 7 ngày và có thể kéo dài thời hạn giữ xe đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Việc xác định lỗi để bồi thường là theo kết luận của cơ quan điều tra. Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại như sau:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN (Vietnamnet)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.