Không thể nói đàn ông Việt trên phim yếu đuối nếu từng xem những nhân vật này

Thúy Ngọc Thứ ba, ngày 20/04/2021 17:25 PM (GMT+7)
Điện ảnh Việt đang bị cho là thiếu những nhân vật nam tính, mạnh, mẽ. Các nhân vật nam trên màn ảnh thường yếu đuối và làm nền cho nhân vật nữ.
Bình luận 0

Có thể nhận định trên đúng phần nào nhưng sẽ là thiếu sót nếu nhìn lại một số nhân vật nam tính trên màn ảnh để thấy vẫn có những hình ảnh mạnh mẽ về thể chất, tinh thần, được xây dựng công phu gần đây.

Võ Thành Tâm và những pha hành động đẹp mắt trong "Lật mặt: 48h".

"Lật mặt: 48h": Người đàn ông nguyện "khô máu" để bảo vệ gia đình

Nhân vật Hiền mà Võ Thành Tâm đảm nhận trong "Lật mặt: 48h" là một cựu võ sĩ phải rời xa sàn đấu sau chấn thương. Trong "Lật mặt: 48h", Võ Thành Tâm vào vai Hiền - người đàn ông có đam mê võ thuật nhưng vì mưu sinh phải chạy việc giao hàng kiếm sống nuôi vợ con qua ngày.

Con gái còn nhỏ, vợ mắc bệnh tim, để có tiền trang trải cuộc sống, anh chuyển nghề làm giao hàng nhưng vẫn dạy võ cho các em nhỏ. Vì bị lừa mà gia đình Hiền lâm vào một hành trình rượt đuổi liên miên. Cuộc rượt đuổi giữa ông trùm A Dìn (Huỳnh Đông) và gia đình Hiền trải dài xuyên suốt bộ phim. Không còn cách nào khác, Hiền phải đưa vợ (Ốc Thanh Vân) cùng con gái chạy trốn khắp miền Tây sông nước trong mối nguy hiểm luôn bủa vây.

Không thể nói đàn ông Việt yếu đuối trên phim nếu từng xem những nhân vật này trên màn ảnh - Ảnh 2.

Võ Thành Tâm có nhiều cảnh rượt đuổi trên đường phố, trên sông, đua môtô, đu dây, đấu võ nguy hiểm để lại cho nam diễn viên không ít chấn thương.

Trong "Lật mặt: 48h", vai Hiền có vô vàn các cảnh hành động nguy hiểm. Nam diễn viên Võ Thành Tâm chia sẻ rằng, anh phải liên tục tập các bài hành động cùng đạo diễn hành động Hải Bùi và các cascadeur. Do yêu cầu của kịch bản nên các diễn viên sẽ thực hiện cảnh đánh đấm tay đôi và rượt đuổi, trốn chạy qua nhiều tòa nhà cao tầng vào ban đêm.

Kịch tính đẩy lên cao nhất có lẽ là cảnh đánh nhau nguy hiểm ở trên lan can. Võ Thành Tâm chạy nhanh, sau đó nhảy ngay xuống đất giải cứu Mạc Văn Khoa là một cảnh gây sợ hãi đến nín thở. Hiền thậm chí còn phải rượt đuổi trên đường phố, trên sông, đua môtô, đu dây, đấu võ nguy hiểm. Các cảnh diễn đã để lại cho nam diễn viên Võ Thành Tâm không ít chấn thương.

Dù phải "đổ máu" ngay trên phim trường khi đối đầu trong các pha cận chiến, nhưng lý do diễn viên nam này luôn hào hứng với vai diễn của mình là: "Sẽ có rất nhiều cảnh hành động ấn tượng mà tôi muốn truyền tải đến khán giả, tôi muốn người xem cảm nhận được tính chân thật, sự nguy hiểm và tình thế ngàn cân treo sợi tóc mà nhân vật Hiền đang gặp phải".

Không thể nói đàn ông Việt yếu đuối trên phim nếu từng xem những nhân vật này trên màn ảnh - Ảnh 4.

Trong "Lật mặt: 48h", nam diễn viên Võ Thành Tâm chia sẻ rằng, anh phải liên tục tập các bài hành động cùng đạo diễn hành động cùng Hải Bùi và các cascadeur.

Với một vai diễn vừa cần sự mạnh mẽ về thể chất và vẫn phải có diễn xuất nội tâm, đạo diễn Lý Hải đã tin tưởng giao vai Hiền cho Võ Thành Tâm vì: "Võ Thành Tâm hội tụ những yêu cầu anh đặt ra cho nam chính: diễn tâm lý tốt, có khả năng đánh đấm, có sự từng trải".

Đạo diễn Lee người Hàn Quốc cũng phải dành lời khen ngợi cho vai diễn của Võ Thành Tâm trong "Lật mặt: 48h". Với đạo diễn Lee, ông cho rằng bản thân mình cũng dễ dàng thấu hiểu và rung động cùng nhân vật Hiền (Võ Thành Tâm thủ vai): "Tôi cảm nhận được sự quan trọng của gia đình và hiểu ra thêm được nhiều điều tuyệt vời khi xem "Lật mặt: 48h", Võ Thành Tâm vào vai cực kì xuất sắc".

Không thể nói đàn ông Việt yếu đuối trên phim nếu từng xem những nhân vật này trên màn ảnh - Ảnh 5.

Tiến Luật và vai Đường Băng trong "Chị Mười Ba: 3 Ngày Sinh Tử".

"Chị Mười Ba": Người đàn ông "hung dữ" với người ngoài nhưng dịu dàng với người mình yêu

"Chị Mười Ba" là loạt phim điện ảnh được phát triển từ web drama "Thập tam muội" (2018) của Thu Trang. Với sự trở lại của phần 2, "Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử" đem đến cuộc hành trình bất ngờ và thú vị hơn bao giờ hết bởi dàn diễn viên đình đám kết hợp những pha hành động khiến người xem phải "sởn da gà".

Không thể nói đàn ông Việt yếu đuối trên phim nếu từng xem những nhân vật này trên màn ảnh - Ảnh 6.

Nhân vật của Tiến Luật không sợ ai ngoài ... người phụ nữ mình yêu.

Thu Trang (chị Mười Ba) với hình ảnh mạnh mẽ, kết hợp ăn ý với ông xã Tiến Luật. Trong phim, Tiến Luật hóa thân vào nhân vật Đường Băng. Anh là bạn tốt của chị Mười Ba, luôn bảo vệ chị trong suốt chặng đường chiến đấu. Người đàn ông này chẳng giỏi thể hiện tình cảm, chỉ thầm lặng đồng hành cùng với chị Mười Ba.

Với Đường Băng, anh không ngán bất cứ thể lực nào nhưng với Mười Ba, Đường Băng lại là một con người khác, luôn dịu dàng, lắng nghe. Đường Băng sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để bảo vệ người phụ nữ của mình.

Không thể nói đàn ông Việt yếu đuối trên phim nếu từng xem những nhân vật này trên màn ảnh - Ảnh 7.

Người đàn ông luôn bên cạnh để bảo vệ và hỗ trợ người mình yêu.

Thời còn bảo kê vũ trường, quán bar, bao cám dỗ xuất hiện trước mặt Đường Băng. Vậy nhưng, trong mắt Đường Băng chỉ nhìn thấy duy nhất một người phụ nữ - Chị Mười Ba. Anh chưa từng dao động với bất kì cô gái nào khác mà chỉ toàn tâm toàn ý với người con gái duy nhất - chị Mười Ba.

Ở đoạn cuối phim, khán giả ứa nước mắt khi chứng kiến Tiến Luật bầm giập đến đáng thương nhưng vẫn thấy khí chất mạnh mẽ, quyết liệt qua những trận giao đấu sinh tử, nảy lửa.

Tiến Luật, nam diễn viên từng bị gắn mác với những vai diễn hài, giải trí. Đến với "Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử", cùng sự điên loạn và diễn xuất đỉnh cao, Tiến Luật đã khẳng định tài năng hóa thân của mình vào một vai diễn rất ra "chất" đàn ông.

Không thể nói đàn ông Việt yếu đuối trên phim nếu từng xem những nhân vật này trên màn ảnh - Ảnh 8.

Người cha khô khan bên ngoài nhưng cảm xúc mạnh mẽ quyết liệt.

"Bố già" Ông bố có vẻ ngoài khô khan nhưng có tinh thần mạnh mẽ quyết liệt

Lấy cảm hứng từ phiên bản web drama (phim chiếu trên website) ra mắt năm 2020, kịch bản của phim "Bố già" bản điện ảnh có nội dung hoàn toàn mới. Nội dung phim kể về xóm lao động nghèo trong một con hẻm Sài Gòn với chủ đề gia đình gần gũi.

"Bố già" đã làm tốt việc đặt cho khán giả thấy câu chuyện của chính mình khi khắc họa cuộc sống gia đình. Những cảnh tình cảm được nhà làm phim khéo léo đan xen trong các tình tiết từ hài hước đến kịch tính, buồn bã. Trong phim khán giả ấn tượng nhân vật Ba Sang (Trấn Thành).

Không thể nói đàn ông Việt yếu đuối trên phim nếu từng xem những nhân vật này trên màn ảnh - Ảnh 9.

Trấn Thành gây xúc động với khí chất đàn ông của ông Ba Sang.

Ba Sang bên ngoài là người có vẻ khô khan nhưng lại là một ông bố vô cùng thương con, luôn dùng hết khả năng để giúp đỡ người trong gia đình lẫn mọi người trong xóm khi cần.

Xem "Bố già", người ta tìm được sự đồng cảm với nhân vật có số phận khắc khổ. Nhân vật Ba Sang trong phim là một người lao động nghèo, làm lụng tích cóp từng đồng nuôi con, trả nợ...

Và người đáng được thương đó chính là Ba Sang, một người phải làm tròn trách nhiệm vừa làm cha, vừa làm mẹ. Tuy nhiên, trong bất kì hoàn cảnh nào, ba Sang vẫn giữ được sự quyết đoán của mình để giữ được những điều tốt đẹp cho gia đình mình là những người ông thương yêu.

Không thể nói đàn ông Việt yếu đuối trên phim nếu từng xem những nhân vật này trên màn ảnh - Ảnh 10.

Sống một cuộc đời luôn vì những người thân yêu bất kể trong hoàn cảnh khó khăn đến mức nào là một phẩm chất của người đàn ông đích thực.

Trấn Thành thổ lộ về nguyên nhân đã xây dựng hình ảnh Ba Sang như sau: "Cha tôi từng phá sản y như ông Ba Sang, từng có tiền và từng mất hết tiền. Khi ông phá sản, những người trước đó rất hồ hởi với ông đều quay lưng. Họ coi cha mẹ tôi là những kẻ tồi tệ.

Tôi mong họ xem phim để nhận ra năm đó họ đã đối xử với cha mẹ tôi như thế nào. Tôi không trách họ, nhưng chỉ mong họ đừng bao giờ làm như thế với người khác nữa. Những câu nói của má Giàu nói với gia đình ông Ba Sang trong phim là những câu cha mẹ tôi từng nghe từ gia đình".

Gần đây, sau khi tổ chức cuộc thảo luận điện ảnh từ góc độ khuôn mẫu giới, nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm đã đưa ra nhận định: "Khảo sát lại một loạt phim Việt từ xưa đến nay, trừ giai đoạn điện ảnh cách mạng với hình ảnh người lính được xây dựng rất đẹp, còn khi trở về với cuộc sống đời thường sau này, đặc biệt là từ giai đoạn Đổi mới đến nay, hình ảnh đàn ông Việt trên phim méo mó hẳn đi". Anh gọi đây là "sự thất bại vĩ đại của nam tính trong phim Việt".

Ý kiến của nhà phê bình Lê Hồng Lâm nhận được khá nhiều đồng tình bằng dẫn chứng một số phim "hot" gần đây như: "Hoa hồng trên ngực trái", "Sống chung với mẹ chồng", "Chị chị em em", "Về nhà đi con", "Cả một đời ân oán", "Ngày ấy mình đã yêu", "Quỳnh búp bê","Gạo nếp gạo tẻ", ...

Hình ảnh người đàn ông Việt Nam trên phim điện ảnh và truyền hình gần đây được cho là đang đầy rẫy thói hư tật xấu: gia trưởng, bạo lực, ngoại tình, nhu nhược, góp phần là nhân tố tạo nên bất hạnh và đau khổ cho phụ nữ …

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem