Ông Hà Văn Dựng - Trưởng thôn Đồng Tâm nói: “Toàn bộ diện tích đất hai lúa của thôn chỉ có 10ha nhưng, vụ chiêm – xuân hàng năm, chỉ gieo cấy được khoảng 3ha, năng suất hơn 1tấn/ha, còn lại 7ha phải bỏ hoang vì không có nước”.
|
Ông Vi Tiến Dũng thu hoạch 2 sào lúa, chỉ được khoảng 40kg thóc. |
Cuối năm 2002, nhường đất cho lòng hồ Cửa Đạt, 98 hộ dân từ xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân, chuyển sang khu tái định cư. Vài năm gần đây, đập không có nước, thời tiết khắc nghiệt, đất sản xuất khô cằn, trồng cây, gieo hạt xuống cây không lớn. Thế nên, năng suất lúa 40kg/2sào, thậm chí là thấp hơn là thực trạng chung ở khu tái định cư Đồng Tâm, Đồng Tiến.
Không chỉ thiếu nước sản xuất, tình trạng người dân “khát” tái diễn nhiều năm nay, từ tháng 3 đến tháng 7, hầu hết các giếng khơi cạn nước. Ở hai thôn này, người dân được dự án tái định cư xây dựng cho 24 giếng nước. Thế nhưng, đến mùa khô, thôn Đồng Tâm gần 100 hộ dân chung nhau 2 giếng còn nước còn lại phải đi lấy nước khe cách xa nhà 2km. Còn giếng đào, chi phí từ 12 - 30 triệu đồng/giếng nhưng chất lượng nguồn nước đáng lo ngại. Khi đun sôi nước rót ra cốc, nước có màu đục như nước dừa, để chừng vài phút đáy cốc đóng cặn, pha chè xanh sẽ cho nước màu đỏ.
Ông Dựng - Trưởng thôn than phiền: “Đồng ruộng khô khát, người thiếu nước sinh hoạt và không có việc làm đã khiến đa phần hộ dân vẫn phải chạy ăn từng bữa. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo cao (Đồng Tiến 80%, Đồng Tâm 63%)”.
Ông Lưu Đình Thực - Chủ tịch UBND xã Thanh Kỳ cho biết: “Trước những khó khăn của bà con vùng tái định cư, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị bằng văn bản lên cấp trên, trước mắt giải quyết nhu cầu nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt cho 2 thôn. Lãnh đạo của Sở NNPTNT đã vào kiểm tra tình hình thực tế, nhưng đến nay chưa có phương sách gì”.
Thế Lượng
Vui lòng nhập nội dung bình luận.