Vài năm trở lại đây, chụp ảnh kỷ yếu đã trở thành một trào lưu không thể thiếu của học sinh, sinh viên cuối cấp. Dạo quanh Hà Nội những ngày cuối tuần, không khó để bắt gặp các sinh siên đi chụp ảnh kỷ yếu.
Anh Tiến Thành, một thợ chụp ảnh kỷ yếu 2 năm nay, cho rằng đây là việc làm thêm nhưng thu nhập còn cao hơn việc làm chính (nếu đúng mùa). Theo anh, cứ vào dịp cuối năm, những thợ chụp ảnh như anh làm không hết việc, tuy mệt nhưng thu nhập rất khủng lên đến gần trăm triệu đồng.
Thợ chụp ảnh thu tiền triệu mỗi ngày trong mùa kỷ yếu.
Anh cho biết, một gói chụp ảnh kỷ yếu thường gồm có tạo hình, chụp ảnh, chỉnh sửa ảnh. Tùy từng gói các lớp chọn sẽ có những dịch vụ kèm theo. Cụ thể, các gói chụp từ vài triệu đồng lên đến chục triệu đồng một lớp, hoặc sinh viên có thể chọn cách trả theo người, giá dao động từ 150.000 – 500.000 đồng/ người. Theo anh Thành, giá càng cao thì dịch vụ kèm theo càng nhiều, với gói 500.000 đồng/người sẽ cung cấp cho sinh viên đầy đủ từ trang phục, hoa cầm tay, xe đưa đón, bột màu, trả ảnh nhanh, làm video…
Đó là giá chụp kỷ yếu tại các địa điểm trong khu vực Hà Nội. Đối với các lớp muốn đi chụp kỷ yếu tại các địa điểm du lịch tỉnh lẻ kết hợp với đi chơi, giá sẽ cao hơn nhiều, lên đến cả triệu đồng 1 người.
“Mùa kỷ yếu thường kéo dài từ 2-3 tháng, những ngày cuối tuần thường bận rộn hơn. Vì vậy, lớp nào cũng cần đặt lịch trước một tuần để sắp xếp để tránh bị trùng”, anh Thành chia sẻ.
Các mùa trước, anh Thành cho hay, anh còn từ chối một số lớp vì quá nhiều lớp đặt lịch, làm không hết việc. “Làm nghề này khá vất vả, ban ngày đi chụp đã mệt tối về lại ngồi chỉnh sửa ảnh. Mỗi lớp cả mấy trăm đến nghìn ảnh, chỉnh sửa lại gửi cho khách để kịp thời gian”, anh Thành nói.
Để có bức ảnh đẹp, người làm nghề này phải chấp nhận đối mặt những áp lực, nguy hiểm..
Cũng có kinh nghiệm 3 năm đi chụp ảnh kỷ yếu, anh Bùi Xuân Bách (Cẩm Phả, Quảng Ninh) cho biết đây chỉ là công việc làm thêm của anh nhưng thu nhập thì khá cao. Mỗi mùa kỷ yếu qua đi, anh thu được thấp nhất là hơn chục triệu đồng.
“Mình làm công việc này từ thời còn là sinh viên. Thời còn đi học, mình có nhiều thời gian rảnh nên nhận chụp ảnh kỷ yếu nhiều. Trung bình mỗi ngày mình thu được từ 800.000 – 1 triệu đồng. Và mình chủ yếu nhận theo nhóm. Hiện, anh đã ra trường nên chỉ tranh thủ những ngày cuối tuần để đi chụp ảnh kỷ yếu, kiếm thêm thu nhập”, anh Bách chia sẻ.
Kiếm được tiền nhiều là thế nhưng người làm nghề này gặp rất nhiều khó khăn. Theo anh, điều đầu tiên phải nói tới là thời tiết, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ảnh. Vào những ngày mưa, thợ ảnh đi chụp đã khổ mà ảnh lại không đẹp, làm giảm uy tín người chụp.
Thợ chụp ảnh cần đầu tư máy ảnh, ống kính để có những bức ảnh đẹp trả cho khách.
Thời gian cũng là yếu tố gây nên khó khăn cho người thợ chụp, vì khi vào mùa, lịch làm việc của người làm nghề này dày đặc, ban ngày đi chụp tối về phải chỉnh ảnh. Điều này cũng khiến các thợ chụp căng thẳng.
Khách hàng khó tính cũng gây áp lực rất lớn cho người chụp ảnh. Anh Bách cho biết khi các bạn sinh viên thường chụp cùng nhiều bạn khác, điều này sẽ tạo ra các bức ảnh “công nghiệp”, không được đầu tư vào chuẩn bị hình ảnh, tạo dáng và cũng gây mệt mỏi cho người chụp. Khi lớp chụp đông quá, việc quản lý không được phối hợp cùng lớp trưởng và lớp không theo chỉ dẫn của thợ chụp sẽ gây mất thời gian, không có nhiẻu bức ảnh tập thể đẹp.
“Có lần, mình bị khách nói một vài câu khó nghe. Vì chụp hôm đó thời tiết không ủng hộ, trời nhiều mây nên ánh sáng không tốt, khi chụp xong mình cũng xử lý hình ảnh thấy khá ổn nhưng khách yêu cầu cao quá. Vì thế, họ mới nói mình. Tuy nhiên, đây là chuyện quá bình thường mà thợ chụp ảnh phải đối mặt”, anh Bách tâm sự.
Sau khi được chế biến thành món ăn vặt, chúng có giá khá cao, lên tới vài trăm nghìn đồng/kg.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.