Kinh tế trưởng WB: Doanh nghiệp FDI sẽ phải trả mức thuế tối thiểu là 15%

Quang Dân Chủ nhật, ngày 05/12/2021 15:58 PM (GMT+7)
Ông Jacques Morisset cho biết, chính sách thuế để thu hút doanh nghiệp FDI không còn phù hợp, thay vào đó tất cả các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải trả mức thuế tối thiểu là 15% tại quốc gia cư trú.
Bình luận 0

Việt Nam vẫn còn dư địa chính sách tài khóa

Tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam với chủ đề "Chính sách thuế cho giai đoạn phục hồi kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị dành cho Việt Nam", ông Jacques Morisset - Kinh tế trưởng ngân hàng thế giới Tại Việt Nam đánh giá, năm 2021 là một năm rất khó khăn đối với Việt Nam khi nên kinh tế thế giới tăng trưởng trung bình khoảng 5,5%, thì Việt Nam sẽ chỉ tăng trưởng 2,2%. Trong đó, việc GDP quý 3 tăng trưởng âm, đó là cú sốc rất lớn trong vòng 50 năm qua.

Theo ông Jacques Morisset, chính sách thuế không chỉ đơn giản là đảm bảo nguồn cung cho ngân sách nhà nước, mà còn là công cụ bảo vệ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Do vậy, một chính sách thuế tốt sẽ giúp Việt Nam trở thành một nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Phản ứng của Việt Nam đối với Covid-19 có nhiều điểm khác biệt với các quốc gia trên thế giới, đơn cử ở việc chúng ta chỉ mới sử dụng chính sách tiền tệ, chưa sử dụng chính sách tài khóa nhiều nên dư địa tài khóa khá lớn.

"Kể cả khi số thu thuế vẫn giảm, thì Việt Nam vẫn còn dư địa chính sách tài khóa", ông Jacques Morisset cho hay.

Kinh tế trưởng WB: Doanh nghiệp FDI sẽ phải trả mức thuế tối thiểu là 15% - Ảnh 1.

Ảnh Chụp màn hình.

Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều đang suy nghĩ làm thế nào có thể sử dụng chính sách thuế nhằm giúp nền kinh tế có sức chống chọi hơn.

Đối với Việt Nam, lâu nay vẫn đang sử dụng giãn, hoãn, cắt giảm thuế; giảm thủ tục hành chính. Đấy là một phần chính sách thuế một số nước cũng đang xem xét để bảo vệ người dân và doanh nghiệp, bên cạnh đó là một số hỗ trợ khác như sử dụng thuế để thúc đẩy, đầu tư vào nên kinh tế, kích cầu.

Ví dụ như một số nước sử dụng thuế để thúc đẩy nề kinh tế, tại Argentina, Tây Ban Nha, Bỉ Chính phủ đã áp dụng/tăng thuế đánh vào người giàu; Ireland, Bỉ, Hà Lan.. tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và áp dụng/tăng thuế Cacrbon; Hàn Quốc, Mỹ áp dụng hoặc tăng thuế bất động sản hay như Trung Quốc, Pháp, Mexico.. đánh thuế đối với nền kinh tế số.

"Chính phủ mong muốn có nhiều thuế, nhưng quan trọng là làm thế nào để bình đẳng hơn lên toàn xã hội", ông Jacques Morisset nhấn mạnh.

Doanh nghiệp FDI sẽ phải trả mức thuế tối thiểu là 15%

Trở lại với câu chuyện áp dụng chính sách thuế cho Việt Nam, Kinh tế trưởng ngân hàng thế giới cho rằng trước hết cần xem xét lại bối cảnh để đưa ra chính sách thuế đúng đắn nhất.

Thực tế là Việt Nam đang trên con đường phục hồi sau khủng hoảng, vì vậy chúng ta phải suy nghĩ đến chính sách thuế để kích thích tiêu dùng, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, không được quên mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam, đó là chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhấn mạnh các ngành có giá trị gia tăng cao, phát triển bình đẳng, xanh hơn nhằm thích ứng với cả biến đổi khí hậu.

Ở Việt Nam, khi mà muốn thu hút những công ty đa quốc gia thì quý vị đã đưa ra những ưu đãi thuế dựa trên lợi nhuận cho các công ty này. Chẳng hạn như trong một thời gian nào đó sẽ không phải trả thuế, hoặc chỉ trả một phần thuế nhất định.

Nhưng điều này sẽ không còn phù hợp với sự phát triển của toàn cầu nữa, bởi cho dù các công ty có hoạt động ở đâu cũng sẽ phải trả mức thuế tối thiểu.

"20 năm trước, không có nhiều công ty đa quốc gia biết đến Việt Nam, do vậy phải sử dụng các chính sách thuế để thu hút công ty FDI. Nhưng đến nay, Việt Nam đã thu hút được rất nhiều doanh nghiệp FDI rồi nên không cần phải sử dụng ưu đãi thuế, mà phải làm thế nào để các công ty này đóng góp cho kinh tế Việt Nam", ông Jacques Morisset nói.

Kinh tế trưởng WB: Doanh nghiệp FDI sẽ phải trả mức thuế tối thiểu là 15% - Ảnh 2.

Ảnh chụp màn hình

Theo ông Jacques Morisset, thế giới cũng đã thay đổi, và một thỏa thuận thuế toàn cầu không còn xa. Do vậy, các ưu đãi thuế như miễn giảm thuế không còn hiệu quả vì tất cả các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải trả mức thuế tối thiểu là 15% tại quốc gia cư trú.

Việt Nam cần xem xét lại một số nguyên tắc cải cách, đề cao hiệu quả và thúc đẩy công bằng. Tại Việt Nam, những doanh nghiệp nhỏ và vừa mất rất nhiều thời gian để nộp thuế, mất công sức hơn cả số thuế họ phải trả. Người dân và doanh nghiệp có thể tự thích ứng với bất kỳ chính sách thuế nào, miễn là có thể định đoán được trước.

Ngoài ra, Việt Nam có thể tạm thời giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hóa, dịch vụ; tăng cường các quy định chống chuyển dịch lợi nhuận; áp dụng/tăng cường đánh thuế của nề kinh tế kỹ thuật số; giảm danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện miễn thuế giá trị gia tăng hoặc hưởng thuế suất 5%; tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và áp dụng/tăng thuế Carbon hay ban hành thuế tài sản.

Cuối cùng, đề xuất một số ý tưởng táo bạo "chỉ" dành cho phục hồi kinh tế, ông Jacques Morisset cho biết, thế hệ hiện tại đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng và vì vậy, việc giảm thuế và tăng vay nợ sẽ chuyển một phần gánh nặng cho các thế hệ tương lai.

Nhìn ra thế giới, Đức và Anh đã có một số thử nghiệm thành công nhằm kích thích tiêu dùng với việc giảm thuế suất thuế GTGT được phản ảnh tương đối tốt trên giá cả. Chúng ta có thể tăng nợ công, ví dụ 2% GDP sẽ cho phép cắt giảm một nửa thuế suất GTGT từ 10% xuống còn 5%


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem