Kinh tế việt nam

  • Hôm 18/12/2019, tại tòa nhà báo Nông thôn Ngày nay đã diễn ra sự kiện “Bình chọn 10 sự kiện kinh tế 2019” và “Tọa đàm Kinh tế 2020: triển vọng từ cộng đồng ASEAN”. Phát biểu tại sự kiện, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế - ông Trương Đình Tuyển đã chỉ ra vị thế mới, triển vọng mới của Việt Nam trong khối kinh tế ASEAN năm 2020.
  • Sau một thời gian dài chững lại do hoãn thông qua luật Đặc khu, khi có thông tin về chủ trương thành lập thành phố Phú Quốc, lượt truy cập từ mức 10.000 lượt tìm kiếm tháng 1/2019, tăng vọt lên mức 30.000 lượt tháng 4/2019.
  • Với bệ đỡ là ngành du lịch, nhiều tài nguyên, nhiều điểm đến hấp dẫn khách quốc tế, tiền năng văn hoá ẩm thực đặc sắc, lượng dân số trẻ và sống tập trung tại các thành phố có mức độ hội nhập và toàn cầu cao… kinh tế ban đêm có nhiều dư địa tăng trưởng.
  • Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng một người lao động cần có thu nhập và nếu 2 ngày nghỉ trong một tuần là quá xa xỉ đối với nền kinh tế Việt Nam, nền lao động Việt Nam và ngay cả công chức Việt Nam.
  • Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
  • “Về ngắn hạn, cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung hiện nay sẽ thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng của chúng ta, nhưng đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung sản phẩm xuất khẩu của chúng ta. Về dài hạn, có những đánh gía có thể làm giảm quy mô GDP Việt Nam khoảng 6.000 tỷ đồng”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đưa ra dự báo.  
  • 44 năm sau ngày đất nước thống nhất, kinh tế Việt Nam đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng, và cũng đã 3 lần chuyển mình vươn lên, từ một quốc gia thuộc nhóm kém phát triển, thu nhập thấp nhất thế giới, gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình (thấp), với mục tiêu đến năm 2045 cơ bản trở thành quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại.
  • “Nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế rất kém năng động. Chính vì thế, chúng ta không có ngành nghề mới. Thể chế vẫn làm theo quy định, tiến theo quy trình. Với cách quản lý đó đã làm triệt tiêu hết sự sáng tạo cần thiết. Trong khi đây là nguồn lực lớn nhất hiện nay", TS. Nguyễn Đình Cung nói.
  • Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard&Poors (S&P) vừa công bố nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn cho Việt Nam từ mức “BB-” lên mức “BB” với triển vọng “ổn định”, đồng thời khẳng định xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn cho Việt Nam ở mức “B”. Đây là lần đầu tiên sau 9 năm (kể từ tháng 12.2010) giữ nguyên mức xếp hạng “BB-”, S&P đã thăng hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam.
  • Tờ báo ngôn luận của Triều Tiên hôm thứ Tư đã đăng tải một bài viết về câu chuyện phát triển kinh tế của Việt Nam và nhận định nhà lãnh đạo Kim Jong Un có thể sẽ tham khảo chính sách đổi mới mà Việt Nam đã áp dụng thành công để đẩy mạnh phát triển kinh tế.