Kinh tế
-
Nếu như khủng hoảng y tế và kinh tế năm 2020 được đánh giá "cú sốc bất lợi nhất trong hơn 1 thế kỷ" thì nguy cơ bất ổn tài chính toàn cầu cũng được đánh giá là "khác biệt nhất so với các cuộc khủng hoảng tài chính lịch sử, mức độ không chắc chắn cao nhất, phạm vi rộng và khả năng kéo dài".
-
Nghị quyết 35/NQ-CP được coi là một bước đột phá, tạo điều kiện phát triển khu vực tư nhân Việt Nam. Thế nhưng, sau 5 năm kết quả của một số chỉ tiêu quan trọng đã không hoàn thành.
-
Việc trả nợ các khoản vay của Chính phủ được tổ chức thực hiện chặt chẽ và đảm bảo đúng hạn, bao gồm cả nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ và nghĩa vụ nợ cho vay lại, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn.
-
Đánh giá về quyết định huỷ giải đua Công thức 1 tại Việt Nam năm 2020, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, chúng ta chấp nhận hi sinh (lãng phí vốn đầu tư) tại thời điểm này, tuy nhiên, về lâu dài, quyết định đó chính là tiết kiệm và bảo vệ nguồn lực.
-
Trong phương hướng, nhiệm kỳ 2020 – 2025 của Đảng bộ nhiệm kỳ mới, Bình Dương đặt chỉ tiêu tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,5-8,7%/năm. Cơ cấu kinh tế (GRDP) với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 90%. Thu ngân sách tăng 8%/năm. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 9 tỷ USD.
-
Đảng bộ tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2020 – 2025 sẽ tập trung phát triển hạ tầng theo hướng đô thị hoá, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương. Hàng loạt dự án giao thông đường bộ, đường thuỷ sẽ được triển khai thực hiện với mục tiêu phát triển công nghiệp thông minh, văn minh, hiện đại.
-
Những năm qua, các doanh nghiệp (DN) và đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế.
-
Chỉ số giá tiêu dùng đã tiệm cận giới hạn dù thời gian kết thúc năm 2020 còn 3 tháng, điều này đặt ra lo ngại về khó khăn trong điều hành để kiểm soát lạm phát 2020.
-
Tại Hội nghị AFMGM+3, các đại biểu nhất trí cho rằng hợp tác khu vực, trong đó có hợp tác tài chính, là yếu tố quan trọng giúp các quốc gia tăng cường năng lực phối hợp và ứng phó với các tác động của đại dịch và hỗ trợ phục hồi kinh tế một cách bền vững.
-
Nhờ tích cực tìm tòi và mạnh dạn đầu tư, một nông dân ở Sơn La đã có trong tay có cả chục ha cây trồng giống mới cho trái vàng trồng theo hướng hữu cơ. Đây là giống quả mà ở một số nơi bán tới 500 ngàn đến 700 ngàn đồng/kg, nhưng nông dân này chỉ tính giá 30 ngàn đồng là đã có lãi lớn.