Kỳ bí "kho báu" Chăm hơn 700 tuổi nằm sâu dưới lòng đất ở Bình Định

Quy Nhơn Thứ ba, ngày 06/08/2024 18:21 PM (GMT+7)
Ngoài gần 700 hiện vật được tìm thấy tại phế tích tháp Đại Hữu, nhiều nhà khảo cổ nhận định ở vùng đất Bình Định, còn có "kho báu" với nhiều hiện vật quý giá của người Champa.
Bình luận 0

Kỳ bí "kho báu" Chăm hơn 700 tuổi nằm sâu dưới lòng đất ở Bình Định. VIDEO: ON.

Kỳ bí "kho báu" Chăm hơn 700 tuổi nằm sâu dưới lòng đất ở Bình Định- Ảnh 1.

Nằm trên đỉnh núi Đất, phế tích tháp Đại Hữu (thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) được khai quật và phát hiện gần 700 hiện vật, trong đó có những tượng phù điêu lần đầu tiên được tìm thấy trong văn hoá Champa.

Kỳ bí "kho báu" Chăm hơn 700 tuổi nằm sâu dưới lòng đất ở Bình Định- Ảnh 2.

Ngày 18/4/2023, Bộ VHTTDL quyết định đồng ý cho Sở VHTT Bình Định phối hợp với Viện Khảo cổ học, khai quật phế tích Đại Hữu. Đợt khai quật đầu tiên 200m, đã làm phát lộ một phần tường tháp phía Bắc, phía Nam và phía Đông, thu được nhiều hiện vật như: mảnh đài thờ bằng đá sa thạch, các mảnh bia ký, đầu tượng Siva, hiện vật trang trí tháp… Qua đó, xác định đây từng là quần thể tháp Chăm cổ quy mô lớn.

Kỳ bí "kho báu" Chăm hơn 700 tuổi nằm sâu dưới lòng đất ở Bình Định- Ảnh 3.

Năm 2024, Bình Định tiếp tục tổ chức khai quật đợt 2 tại phế tích Đại Hữu, bắt đầu ngày 5/7/2024 với diện tích 300m2. Kết quả đợt hai phát lộ được đầy đủ các tường của thân tháp; nền móng chân đế tháp; hố thiêng trong lòng tháp và 678 hiện vật như: chất liệu đá, bệ thờ, mảnh minh văn, lá nhĩ đá, đá trang trí điểm góc, phù điêu trang trí hình người, tượng động vật, phù điêu cánh sen, cối và chày đá cùng các chất liệu đất nung, đồ gốm giao thoa nhiều văn hóa Chăm, Việt, Trung, Nhật…

Kỳ bí "kho báu" Chăm hơn 700 tuổi nằm sâu dưới lòng đất ở Bình Định- Ảnh 4.

Những phát hiện trên bước đầu đã xác định được quy mô kiến trúc và các giá trị nghệ thuật, lịch sử - văn hóa, niên đại… của phế tích Đại Hữu. Trong đó, niên đại tháp này khoảng thế kỷ 13, cách đây trên 700 năm.

Kỳ bí "kho báu" Chăm hơn 700 tuổi nằm sâu dưới lòng đất ở Bình Định- Ảnh 5.

Một phát hiện đặc biệt khác, thường thì các tháp Chăm đều được xây dựng chỉ trên 1 ngọn đồi, nhưng kiến trúc tháp Đại Hữu nằm trên 1 ngọn núi có 2 đỉnh.

Kỳ bí "kho báu" Chăm hơn 700 tuổi nằm sâu dưới lòng đất ở Bình Định- Ảnh 6.

Theo TS Phạm Văn Triệu - Viện Khảo cổ học Việt Nam, quá trình khai quật làm xuất lộ toàn bộ phần thân tháp, nền móng, tháp có cửa ra vào phía đông và hệ thống cửa giả.

Kỳ bí "kho báu" Chăm hơn 700 tuổi nằm sâu dưới lòng đất ở Bình Định- Ảnh 7.

Bình diện tháp Đại Hữu có quy mô kiến trúc lớn hơn so với các tháp Champa khác. Với quy mô kiến trúc to lớn, nằm trên vị trí cao nhất của đỉnh núi Đất, các nhà nghiên cứu được xác định là ngôi tháp chính (hay còn gọi là Kalan), niên đại khoảng giữa thế kỷ XIII.

Kỳ bí "kho báu" Chăm hơn 700 tuổi nằm sâu dưới lòng đất ở Bình Định- Ảnh 8.

Chính giữa lòng tháp là hố thiêng, đây là kiến trúc trung tâm của ngôi tháp, nằm dưới nền gạch kiến trúc tháp. Trung tâm hố thiêng là trụ thiêng.

Kỳ bí "kho báu" Chăm hơn 700 tuổi nằm sâu dưới lòng đất ở Bình Định- Ảnh 9.

Ngoài ra, quá trình khai quật các nhà nghiên cứu tìm thấy 678 hiện vật bằng vật liệu đá, đất nung các loại. Trong đó, lần đầu tiên phát hiện tượng phù điêu chưa từng thấy trong văn hóa Champa.

Kỳ bí "kho báu" Chăm hơn 700 tuổi nằm sâu dưới lòng đất ở Bình Định- Ảnh 10.

TS Lê Đình Phụng - Ủy viên Hội Khảo cổ học Việt Nam, nhận định từ các phát hiện khảo cổ ở tháp Đại Hữu hé lộ nhiều khả năng người Champa trước đây đã tự tháo dỡ tháp cổ này, đưa nhiều hiện vật, kiến trúc điêu khắc quý đi cất giấu nơi khác, còn sót lại những hiện vật bị vỡ, hư hỏng đến ngày nay.

Kỳ bí "kho báu" Chăm hơn 700 tuổi nằm sâu dưới lòng đất ở Bình Định- Ảnh 11.

"Từ cuộc khai quật này tôi nghi còn nhiều kho cất giấu những tác phẩm điêu khắc quý báu ở Bình Định. Bởi với khối lượng đá nhiều, nặng thì rất khó vận chuyển đi xa được", TS Lê Đình Phụng cho hay.

Kỳ bí "kho báu" Chăm hơn 700 tuổi nằm sâu dưới lòng đất ở Bình Định- Ảnh 12.

TS Lê Đình Phụng cho rằng, tỉnh Bình Định có đặc thù riêng về lịch sử, không vùng đất nào là kinh đô người Champa tồn tại lâu như địa phương này. Ngoài ở Mỹ Sơn (Quảng Nam), dọc dải đất miền Trung, người Champa để lại "di sản" tháp Champa nhiều nhất ở Bình Định. Đặt biệt, kết quả khai quật phế tích tháp Đại Hữu cho thấy ngôi tháp này được kế thừa toàn bộ tinh hoa của nghệ thuật điêu khắc theo phong cách Trà Kiệu và những phát hiện mới cho thấy có sự ảnh hưởng của người Khmer.

Kỳ bí "kho báu" Chăm hơn 700 tuổi nằm sâu dưới lòng đất ở Bình Định- Ảnh 13.

Gần 700 hiện vật được tìm thấy tại phế tích tháp Đại Hữu, (thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định).

Tỉnh Bình Định hiện còn 8 cụm tháp Champa (Bánh Ít, Dương Long, Đôi, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm, Hòn Chuông), với 14 tháp có niên đại thế kỷ XI-XV. Trong đó, nổi bật và thu hút khách du lịch đến tham quan nhất là tháp Đôi, tháp Bánh Ít, tháp Dương Long. Tất cả các tháp Champa trên địa bàn Bình Định đều đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem