Kỷ niệm Ngày Vì người nghèo 17.10: Người dân sẽ giám sát thực hiện giảm nghèo

Nguyệt Tạ Thứ sáu, ngày 16/10/2015 08:00 AM (GMT+7)
Đây là cam kết mạnh mẽ được Bộ LĐTBXH, đưa ra tại Diễn đàn giảm nghèo, ngày 15.10. Bà Phạm Thị Hải Chuyền – Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết: “Trong 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã giảm tỷ lệ nghèo từ 58,7% (năm 1993) xuống dưới 10% (năm 2015).
Bình luận 0

img

Trong thời gian tới tỷ lệ nghèo sẽ giảm.Ảnh: Trẻ em chơi đùa tại huyện Mèo Vạc, Hà Giang.   Ảnh: L.H.T

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đảm bảo tính bền vững và tiếp tục giảm nghèo ở những nơi tình trạng nghèo đói vẫn còn tồn tại dai dẳng”.  “Thời gian tới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -2020 sẽ đẩy mạnh việc phân cấp trao quyền cho cơ sở, cộng đồng, tăng cường sự tham gia, giám sát của người dân cả nước trước, trong, sau quá trình thực hiện việc giảm nghèo” – bà Chuyền nhấn mạnh.

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê và Bộ LĐTBXH, dự kiến sẽ có khoảng 18-20% số hộ dân trong cả nước thuộc hộ nghèo (chiếm khoảng hơn 4 triệu hộ gia đình), cận nghèo đa chiều. Có 6,6% số hộ có thu nhập bình quân trên mức sống tối thiểu và thiếu hụt đa chiều từ 1/3 trở lên (khoảng 1,47 triệu hộ gia đình). Gần 76% hộ gia đình có thu nhập bình quân trên mức sống tối thiểu nhưng vẫn thiếu hụt đa chiều dưới 1/3 tiêu chí cơ bản (chiếm 17,36% hộ gia đình).

  Bà Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, trong tháng 11.2015 tới Bộ LĐTBXH sẽ thông qua bộ tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo giai đoạn mới, nhằm làm cơ sở cho các địa phương trong cả nước tiến hành điều tra, xác định đối tượng nghèo. Cùng với đó, Bộ sẽ thực hiện đợt tăng cường truyền thông để người dân, cán bộ nắm rõ chương trình giảm nghèo đa chiều, tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai. Bắt đầu từ 1.1.2016 chương trình giảm nghèo đa chiều sẽ chính thức được triển khai.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem