Kỳ vọng vào Hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng với nông dân

Thu Hà Thứ bảy, ngày 07/12/2019 08:05 AM (GMT+7)
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN về Hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với nông dân (ngày 10/12 tại TP.Cần Thơ), nhiều ý kiến khẳng định, sự kiện này nhận được sự quan tâm và kỳ vọng của đông đảo nhân dân, nhất là cán bộ, hội viên, nông dân.
Bình luận 0

3 “nút thắt” cần tháo gỡ

Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Lâm Đồng Trương Văn Tường cho biết: Khác với nhiều địa phương do doanh nghiệp làm “chủ công“ thì nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Lâm Đồng lại chủ yếu là người nông dân làm chủ. Hiện tỉnh Lâm Đồng có trên 56.000ha diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giá trị sản xuất bình quân đạt khoảng 400 triệu đồng/ha; mô hình sản xuất rau cao cấp đạt hơn 500 triệu đồng/ha/năm, cá biệt rau thủy canh đạt từ 8 - 9 tỷ đồng; hoa 1,2 tỷ đồng/ha...

Theo ông Tường, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của nông dân Lâm Đồng nói riêng và nông dân cả nước nói chung vẫn còn 3 “nút thắt” cần được tháo gỡ. Đó là chế biến, bảo quản sau thu hoạch, giống và vốn.

img

Nhiều nông dân bày tỏ sớm được hướng dẫn, hỗ trợ tham gia các HTX kiểu mới để thuận lợi hơn trong tiêu thụ nông sản. (Ảnh: Đóng gói sản phẩm tại HTX rau  Văn Đức, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội).  Ảnh:  Thu Hà

“Trong sản xuất nông nghiệp, giống là khâu then chốt, mang giá trị gia tăng; tuy nhiên hiện nay nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng chủ yếu phải nhập nguồn giống từ nước ngoài. Thứ 2, phát triển nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi phải có vốn lớn, nhưng hiện dòng vốn đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp rất thấp. Ngành nông nghiệp đang đóng góp 18% GDP nhưng đầu tư cho nông nghiệp chỉ đạt 5% GDP. Trong khi Hàn Quốc, nông nghiệp chỉ chiếm 2% GDP, nhưng đầu tư cho nông nghiệp gấp 3 lần, bằng 6% GDP. Các chính sách tín dụng trong nông nghiệp ban hành nhưng khó tiếp cận bởi điều kiện cho vay ngặt nghèo, sản xuất nông nghiệp luôn trong tình trạng đói vốn. Thứ 3, khâu chế biến và bảo quản nông sản là vô cùng quan trọng trong quá trình nâng cao giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp. Đây cũng lời giải cho điệp khúc “được mùa mất giá” tồn tại bao năm nay. Tuy nhiên hiện nay, ngành chế biến và bảo quản nông sản vẫn còn ì ạch” - ông Tường bày tỏ quan điểm.

Để giải quyết được bài toán cho người nông dân sẵn sàng làm nông nghiệp 4.0, theo ông Tường, cần có nguồn vốn đủ và có cơ chế chính sách đặc thù, ưu đãi hơn nữa để đầu tư, khuyến khích nông dân phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đây chính là khâu then chốt.

Quan tâm hơn nữa đến nông dân

Tới đây, không chỉ là Thủ tướng đối thoại với nông dân mà các bộ trưởng, chính quyền các cấp cũng cần đối thoại với nông dân”.

Ông Vũ Văn Thẩm

Đồng quan điểm với ông Tường, ông Vũ Văn Thẩm - Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Nam bày tỏ: Một trong những khó khăn lớn nhất của nông dân hiện nay là tìm đầu ra cho nông sản. Bao năm nay người nông dân luẩn quẩn với điệp khúc “được mùa mất giá”. Người nông dân hiện nay chưa biết sản xuất nông sản theo xu hướng thị trường cần, mà chủ yếu sản xuất nông sản theo cái mình có. Cùng với nỗi lo về đầu ra nông sản thì tình trạng biến đổi khí hậu, tình hình an ninh - trật tự ở nông thôn nhiều nơi phức tạp chủ yếu là liên quan đến đất đai, ô nhiễm môi trường từ công nghiệp…

“Những khó khăn này, Thủ tướng cần được nghe trực tiếp từ nông dân. Có rất nhiều chính sách cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhưng chính sách đó hiệu quả đến đâu, có bất cập, vướng mắc gì thì Chính phủ, các ngành phải nắm được và có chỉ đạo để sửa đổi, bổ sung…” - ông Vũ Văn Thẩm bày tỏ.

Nhiều cán bộ, hội viên nông dân phấn khởi, đánh giá cao và đặt nhiều kỳ vọng vào hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân. Đây là cơ hội để nông dân nói lên tâm tư, nguyện vọng, nêu lên những khó khăn, vướng mắc của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới với người đứng đầu Chính phủ một cách trực tiếp nhất.

Ông Trần Hoàng Nhỏ - Chủ tịch Hội ND tỉnh Cà Mau bày tỏ: “Tôi rất kỳ vọng, qua cuộc đối thoại giữa Thủ tướng với nông dân, nhiều vấn đề khó khăn, trở ngại, thách thức của nông nghiệp, nông dân, nông thôn sẽ được người đứng đầu Chính phủ lắng nghe từ chính người nông dân - đối tượng quyết định đến sự thành công của tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tôi tin tưởng rằng, khi người đứng đầu Chính phủ trực tiếp lắng nghe nông dân sẽ làm tăng thêm sự chú ý của toàn xã hội, tăng thêm sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn…”.

Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Nam Vũ Văn Thẩm cho rằng, tới đây, không chỉ là Thủ tướng đối thoại với nông dân mà các bộ trưởng, chính quyền các cấp cũng cần đối thoại với nông dân.

“Mặc dù nông nghiệp không đóng góp nhiều cho ngân sách, nhưng không thể xem nhẹ bởi trong phát triển của đất nước, vấn đề an ninh lương thực vẫn là cơ bản nhất. Nông dân vẫn là chủ thể trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn vẫn là địa bàn chiến lược vững chắc để ổn định chính trị xã hội. Khu vực nông thôn vẫn chiếm tới hơn 70% dân số và lao động nông nghiệp vẫn chiếm tới gần 50% tổng lao động toàn xã hội…” - ông Vũ Văn Thẩm cho hay.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem