Lạ lùng nghề thiến gà đắt khách chốn chợ phiên

Thứ bảy, ngày 06/10/2012 12:45 PM (GMT+7)
Chợ phiên Lộc Bình (Lộc Bình - Lạng Sơn) 5 ngày họp một phiên. Theo lịch chợ, những thợ thiến gà chuyên nghiệp lại có mặt kiếm cơm bằng cái nghề tước đoạt đi cái khả năng truyền giống của những con gà trống.
Bình luận 0

Chọn một chỗ còn trống trong chợ làm chốn hành nghề, những người chuyên nghiệp thiến gà đợi bà con gánh những lồng gà trống đến thuê thiến. Thời điểm tháng 9, tháng 10 dương lịch hàng năm là lúc thuận tiện nhất để thiến những chú gà trống choai vỗ béo cho dịp tết Nguyên Đán. Đây cũng là thời điểm bận rộn nhất trong năm của những người làm nghề thiến gà.

Bằng những động tác thuần thục đến điêu luyện, chỉ chưa đầy 5 phút các thợ thiến đã tước đi công năng truyền giống của một chú trống choai oai vệ. Với giá 5000 đồng tiền công/con, vào thời điểm này, mỗi phiên chợ, một thợ thiến được từ 150 đến 200 con, thu nhập ngót một triệu đồng.

img
Vào dịp này trong năm cứ đến phiên chợ Lộc Bình người dân khắp thôn bản gánh những lồng gà trống choai đến chợ để thiến kịp vỗ béo bán vào dịp tết Nguyên Đán.
img
Vừa đến chợ, ông Lộc Văn Lợi, người có thâm niên hơn 20 năm làm nghề thiến gà chưa kịp tháo mũ bảo hiểm đã phải bắt tay vào việc vì khách chờ từ sớm.
img
Ông Lợi là người Nùng Phàn Sình ở thôn Nà Mu, xã Hữu Khánh, Lộc Bình, là người làm nghề thiến gà có tiếng trong vùng nên lúc nào cũng đông khách và ông tự chế ra dụng cụ đè chân gà rất tiện dụng.
img
Cùng hành nghề cạnh ông Lộc là ông Hoàng Văn Vang cũng là người Nùng ở thôn Nà Ái, xã Quan Bản, Lộc Bình.
img
Nông Văn Thảo, người Tày ở thôn Lập Tân, xã Gia Cát lại chọn một góc riêng gần phía ngoài chợ để hành nghề.
img
Anh Thảo hơn 30 tuổi đã tốt nghiệp trung cấp thú y, nay đang học hệ tại chức ngành thú y, trường Đại học Nông nghiệp 1dưới Hà Nội, vì học tập trung theo kỳ nên thời gian chưa phải học anh vẫn đều đặn đến chợ hành nghề.
img
Bộ dụng cụ hành nghề.
img
Thiến sườn là phương pháp truyền thống ở đây, không cần đến bất cứ dung dịch sát trùng nào, sau khi vặt đám lông dưới vùng nách, người làm nghề dùng mũi dao rạch một đường dài chừng 2cm.
img
Một dụng cụ giống như cái cung được dùng để banh giữ vết cắt.
img
Không hề dễ chịu kể cả với những chú trống choai thường ngày oai dũng là vậy trước những ả mái tơ.
img
Một dụng cụ giống như chiếc thòng lọng được khéo léo luồn vào phần cuống dịch hoàn.
img
Bằng kỹ năng thuần thục của các ngón tay, sợi chỉ giống như một con dao sắc sẽ cắt rời từng dịch hoàn.
img
Hai dịch hoàn có hình bầu dục mà người ta thường gọi một cách mỹ miều là "ngọc kê" lần lượt được gắp ra ngoài.
img
Chỉ sau vài phút chú trống choai đã mất đi quyền năng truyền giống.
img
Phần quan trọng để duy trì nòi giống này được bán với giá 250 ngàn đồng/kg - ông Lộc Văn Lợi cho biết vậy.
Theo VietNamNet
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem