Lãi suất
-
Bắt đầu từ ngày 15/7, các ngân hàng đồng loạt thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu. Đợt giảm lãi suất lần này sẽ tập trung vào các doanh nghiệp đang chịu tác động nặng nề từ đại dịch với mức giảm lên tới 2%.
-
Phát huy vai trò và trách nhiệm của ngân hàng thương mại chủ lực trong thực hiện chính sách tiền tệ, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, từ năm 2020 đến nay, Agribank đã dành hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng vượt qua đại dịch Covid-19.
-
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, việc lợi nhuận ngân hàng cao cần phải được nhìn nhận như một dấu hiệu đáng mừng. Bởi ngân hàng là "huyết mạch" của nền kinh tế. "Huyết mạch" có sức khỏe tốt - về mặt tài chính là cơ sở để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển.
-
Hàng loạt ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nới room tăng trưởng tín dụng, trong đó có ngân hàng được nới thêm 6%, lên 17,4% cho năm 2021. Việc mở tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng sẽ có lợi cho khách hàng và doanh nghiệp.
-
6 tháng đầu năm, bất động sản là nhóm có lãi suất phát hành cao nhất trong khoảng 8,5-12,5%/năm. Tuy nhiên, đã xuất hiện doanh nghiệp mời mua trái phiếu nhận lãi gần 19%/năm, gấp hơn 2 lần mức lãi suất tiết kiệm cao nhất hiện nay (8,2%/năm)
-
Các ngân hàng đều đồng thuận giảm lãi suất cho vay để duy trì được nguồn tín dụng, đặc biệt là các khách hàng đã được tái cơ cấu. Để giữ được doanh nghiệp, quan trọng nhất là "mạch máu lưu thông", chứ không phải là "tăng cân hay giảm cân".
-
Ngân hàng Nhà nước giao Hiệp hội Ngân hàng vận động sự đồng thuận của các tổ chức tín dụng để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp với những mức cụ thể ngay trong tháng 7/2021 này.
-
Lợi dụng tình cảnh người lao động mất việc, cần vay tiền để trang trải cuộc sống trong mùa dịch Covid-19, tình trạng lừa đảo vay tiêu dùng ngày càng nở rộ.
-
Đối với ngân hàng quy mô lớn, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng giảm lần lượt 0,04 điểm % và 0,03 điểm % xuống còn 4,66/năm% và 5,5%/năm, mức thấp nhất kể từ năm 2017 tới nay. Dự báo, lãi suất tiết kiệm vẫn duy trì mức thấp cho tới cuối năm dù thanh khoản hệ thống đã bị thu hẹp 190 nghìn tỷ đồng.
-
Khảo sát lãi suất tại 30 ngân hàng trong nước, mức lãi suất cao nhất đang được áp dụng tại các ngân hàng dao động trong khoảng từ 5,5%/năm đến 8,2%/năm. Trong đó, 10 ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất từ 6,75%/năm trở lên.