Theo WHO, trong đợt bùng phát dịch bệnh đầu mùa khỉ gần đây, từ ca bệnh đầu tiên phát hiện tại Anh ngày 13-5 tính đến ngày 25-5, thế giới đã ghi nhận hơn 158 trường hợp mắc bệnh, 117 trường hợp nghi ngờ tại 19 quốc gia và chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
(Ảnh minh họa).
Theo Bộ Y tế, WHO cũng đưa ra định nghĩa các ca bệnh mắc đậu mùa khỉ cụ thể như sau:
- Trường hợp nghi ngờ: Là người ở mọi lứa tuổi, đang sinh sống tại quốc gia không lưu hành bệnh đậu mùa khỉ, bị phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân và có một hoặc nhiều dấu hiệu, triệu chứng sau kể từ ngày 15-3-2022: Đau đầu, sốt (> 38,5 độ C), nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau cơ, đau lưng, suy nhược.
- Trường hợp có thể: Là trường hợp nghi ngờ và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ: Tiếp xúc trực tiếp với người mắc; tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da, bao gồm cả quan hệ tình dục; hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường hoặc đồ dùng của ca bệnh có thể hoặc xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ trong 21 ngày trước khi bắt đầu có triệu chứng; có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng; có nhiều bạn tình trong 21 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng; có kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính với vi rút orthopoxvirus (trong trường hợp chưa tiêm phòng bệnh đậu mùa hoặc chưa tiếp xúc với các chủng vi rút orthopoxvirus đã biết khác); có các triệu chứng nêu trên đến mức phải nhập viện.
- Trường hợp xác định: Là trường hợp nghi ngờ hoặc có thể và có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính với vi rút đậu mùa khỉ.
- Trường hợp loại trừ: Là trường hợp nghi ngờ hoặc có thể nhưng có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với vi rút đậu mùa khỉ. Theo khuyến cáo của WHO, các trường hợp bị nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phải được điều tra và nếu được chẩn đoán xác định phải cách ly cho đến khi các tổn thương trên da của người mắc khô, bong vảy và lành hẳn.
Biểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ gồm đau đầu, sốt, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau cơ, đau lưng, suy nhược.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế yêu cầu, các cơ sở y tế tăng cường giám sát phát hiện trường hợp nghi ngờ, trường hợp có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ (theo định nghĩa của WHO). Khi phát hiện, các cơ sở y tế báo cáo ngay cho Sở Y tế để phối hợp với các viện: Vệ sinh dịch tễ, Pasteur để chẩn đoán xác định ca bệnh.
Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ thường bao gồm sốt, đau nhức cơ, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, kiệt sức và phát ban giống thủy đậu trên tay, mặt. Bệnh thường kéo dài từ 2-4 tuần và các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể từ 5-21 ngày sau khi nhiễm virus.
Các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ lúc khởi phát thường là sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, kiệt sức và sưng hạch bạch huyết. Một khi đã bị sốt, biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ là nổi phát ban mẩn ngứa từ 1-3 ngày sau đó, thường bắt đầu nổi mụn mủ trên mặt và sau đó lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Số lượng mụn mủ nước có thể xuất hiện từ một vài nốt cho tới hàng nghìn nốt. Những nốt mụn mủ này sẽ "chín" lên rồi vỡ ra rất xấu xí. Ban đầu mụn nổi lên từ nốt phẳng nhỏ xíu rồi trở thành mụn nước (bên trong mụn chứa đầy dịch), rồi trở thành mụn mủ (bên trong nốt chứa đầy mủ) và cuối cùng đóng vảy trước khi biến mất.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.