Làm vụ “để đời” tỷ USD: “Vua thép” ôm khoản nợ khổng lồ

Quang Sơn Thứ bảy, ngày 27/04/2019 12:55 PM (GMT+7)
Tính đến cuối quý 1, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại Dự án Khu liên hợp Dung Quất đã lên đến gần 37 ngàn tỷ đồng.
Bình luận 0

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vừa công bố kết quả kinh doanh quí I/2019 với tình hình không mấy khả quan. Cụ thể, doanh thu trong kỳ của Hòa Phát đạt 15.180 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế thu về lại giảm 19%, xuống còn 1.810 tỷ đồng. So với kế hoạch đặt ra cho cả năm 2019, Hòa Phát đã đạt lần lượt 22% và 27% chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận.

Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm về lợi nhuận là do tốc độ tăng trưởng của nguồn thu thấp hơn đáng kể mức tăng của giá vốn hàng bán (23%), do giá bán thép vẫn ở mức thấp. Bên cạnh đó, các loại chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính trong kỳ vừa qua cũng đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi phí lãi vay phải trả của Hòa Phát quý vừa qua là 185 tỷ đồng, tăng gần 57%.

Tính đến 31/3/2019, tổng tài sản của Hòa Phát là 84.947 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 42.211 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả của công ty đang là 42.735 tỷ đồng, tăng thêm 5.135 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Trong đó, vay ngân hàng tăng mạnh từ 24.035 tỷ đồng lên ngưỡng 30.480 tỷ đồng (hơn 1,3 tỷ USD), mức vay cao kỉ lục của Hòa Phát từ trước đến nay.

img

Nợ vay của Hòa Phát tăng mạnh trong Quý I năm 2019

Chi phí xây dựng dở dang trong kỳ của Hòa Phát đang là 40.563 tỷ đồng. Trong đó, dự án Khu liên hợp Gang thép Dung Quất chiếm tới 36.801 tỷ đồng, tương đương gần 1,6 tỷ USD. Đây cũng là “đại dự án” có quy mô “khủng“ nhất của Hòa Phát từng thực hiện.

Tại Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2018, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long cho biết, khi dự án này hoàn thành vào năm 2020, sản lượng thép của Dung Quất có thể lên đến 7 triệu tấn, giúp Hòa Phát nằm trong top 2 về sản lượng tại Việt Nam và lọt top 50 công ty thép lớn nhất thế giới, nhất nhì Đông Nam Á. Sản lượng 7 triệu tấn thép cũng giúp Hòa Phát cạnh tranh tốt hơn với Formosa khi suất đầu tư chỉ là 500 USD/tấn, nhỏ hơn rất nhiều so với Formosa (khoảng 1.300 USD/tấn).

img

Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát

Mới đây tại ĐHCĐ thường niên 2019, ông Trần Đình Long cho biết tổng mức đầu tư cho đại dự án Dung Quất đã được điều chỉnh lên tới 65.000 tỷ đồng, tăng khoảng 13.000 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu.

Đến nay, Hòa Phát đã giải ngân khoảng 35.000 tỷ đồng. Để đầu tư cho Dung Quất, Hòa Phát đã vay khoảng 20.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp này kì vọng, dự án Dung Quất sau khi hoàn thành và hoạt động hết công suất sẽ nâng doanh thu toàn tập đoàn năm 2020 gần ngưỡng 100.000 tỷ đồng, lợi nhuận tiến tới 20.000 tỷ đồng.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HPG của Hòa Phát đang giao dịch quanh ngưỡng 33.500 đồng/cổ phiếu, vốn hóa của công ty đạt khoảng 70.300 tỷ đồng.

”Vua tôm Việt” mộng xưng bá, chiếm 25% thị phần toàn cầu giờ ra sao?

Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã chính thức công bố báo cáo thường niên 2018.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem