Làng khoa bảng
-
Không chỉ là ngôi làng khoa bảng nổi tiếng Hưng Yên và cả nước với hàng chục tiến sĩ thời phong kiến, làng Thổ Hoàng còn được ví như “lò luyện thi” khi sĩ tử bốn phương luôn tìm đến để củng cố kiến thức.
-
Bên bờ sông Lô xưa có một tệ ấp nhỏ nhưng quanh năm buôn bán sầm uất tên gọi làng Gốm (nay thuộc xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc). Về sau làng ấy được đổi tên thành “Quan Tử” do có nhiều người đỗ đại khoa, ra làm quan phụng sự triều đình.
-
Kẻ Rưng xưa gồm Văn Trưng, Lăng Trưng và Hiến Trưng thuộc phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây - từng nổi tiếng thiên hạ bởi nhiều người văn hay chữ tốt, ghi danh khoa bảng. Ba xã ấy nay là xã Tứ Trưng, gồm ba thôn Văn Trưng, Vĩnh Trưng và Thế Trưng thuộc huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), ngoài ra còn còn có thôn Bảo Trưng...
-
Thuộc “ngũ Liêu” nổi danh đất Sơn Nam xưa, làng Liêu Xá (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) được coi là làng khoa bảng - đất địa linh nhân kiệt, sản sinh ra nhiều nhân tài anh tú. Không chỉ vậy, Liêu Xá còn là quê hương của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - vị Đại danh y làm rạng rỡ nền y học cổ truyền Việt Nam.
-
Từ năm 1378 đến 1918 khi bãi bỏ khoa thi bằng chữ Hán, làng Quỳnh Đôi, (xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) có 734 người đỗ tú tài và cử nhân, 4 người đỗ Phó bảng, 7 người đỗ Tiến sỹ, 2 người đỗ Hoàng Giáp và 1 người đỗ Thám hoa”...
-
Làng Thổ Hoàng, nay là làng Thổ Hoàng Cả, thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi (Hưng Yên) có c12 người đỗ đại khoa và là một trong 10 làng có truyền thống khoa cử bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Tiêu biểu nhất là Nguyễn Trung Ngạn - vị Hoàng giáp đầu tiên của nền khoa cử phong kiến Việt Nam...
-
Nam Định là vùng quê văn hiến có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời gắn liền với những tên đất, tên làng tồn tại cách đây nhiều thế kỷ. Những ngôi làng cổ, làng khoa bảng ở Nam Định từ lâu đã mang trong mình dáng vẻ trang nghiêm, cổ kính, lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hoá truyền thống của quê hương.
-
Từ lâu, Bảng Môn Đình (xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã được biết đến như biểu tượng cho truyền thống hiếu học của mảnh đất này. Đình được xây dựng từ thế kỷ 15, vừa là nơi thờ Thành hoàng làng, vừa là nơi giúp nhiều nho sinh dùi kinh mài sử, tôn vinh các vị khoa bảng của làng.
-
Ngôi làng cổ Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hoá) nằm bên bờ sông Mã. Nguyệt Viên mang đặc trưng của làng xã người Việt thuần hậu, yên bình và đậm đà bản sắc văn hóa. Nơi đây còn lưu giữ một di tích nghè cổ thờ nữ Thành hoàng của làng khoa bảng, được xây dựng cách đây hơn 4 thế kỷ.