Làng nghề
-
Chùa Kom Pông Chrây (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc tại thị trấn Châu Thành (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và nổi tiếng nhất của tỉnh Trà Vinh. Điều đặc biệt nhất của ngôi chùa này là bên trong có hẳn một xưởng thủ công điêu khắc gỗ và người nghệ nhân chính là các vị sư sãi trong chùa.
-
Mỗi dịp lên Tây Bắc, tôi cứ bị ám ảnh bởi những câu văn của cụ Nguyễn Tuân, đặc biệt là sự miệt mài của những cánh ong để đem về thứ mật quý mà không một công thức nào pha chế được. Trong vị ngọt đó còn ẩn chứa sự cần mẫn của những người mê ong…
-
Năm nào cũng vậy, cứ độ tháng tư là người dân Vĩnh Long quê tôi chuẩn bị ra sông để kéo ruốc.
-
Sau 5 kỳ tổ chức, Festival Nghề truyền thống Huế đã trở thành một thương hiệu văn hóa có uy tín. Từ chỗ quan tâm đến số lượng, nay Ban tổ chức chắt lọc các nghệ nhân, làng nghề, sản phẩm… để nâng cao chất lượng Festival.
-
Ở bản Dìa Trên của xã Quốc Dân (huyện Quảng Uyên, Cao Bằng) không ai biết nghề làm giấy bản có từ bao giờ nhưng theo các cụ cao niên ở bản kể thì khi sinh ra cha ông đã có nghề và cứ truyền lại cho thế hệ sau bằng cách cầm tay chỉ việc chứ không có sổ sách nào ghi lại. Đến nay bản Dìa Trên có 65 hộ thì có tới 40 hộ làm giấy bản, theo như trưởng xóm Nông Văn Hiến cho biết.
-
Theo lời ông Kiên (chủ nhân của gốc cây "khủng" tại khóm 2, phường 5, TP.Sóc Trăng), không ai biết chắc tuổi của cây bàng đá này, nhưng có người nhìn những thớ thịt và vân cây, đặc biệt là phần nu bông đã ước đoán cây có trên 400 năm.
-
Tại khóm 2, phường 5, TP Sóc Trăng hiện đang là nơi đặt bày một bộ rễ cây thật hoành tráng, có vòng quanh (chu vi) trên 30 mét, nặng khoảng 30 tấn.
-
Dù đã nghe ông Nguyễn Văn Thực – Chủ tịch Hội ND xã Hải Minh giới thiệu trước nhưng chúng tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi bước chân vào xưởng mộc của ông Phạm Văn Lai (60 tuổi, thôn 31, xã Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định).
-
Trong khi ở nhiều địa phương, làm đường phên bằng phương pháp thủ công hầu như đã không còn thì nhiều gia đình người Mông ở bản Phìn Ngan Lao Chải, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) vẫn làm đường phên thủ công để dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
-
Cà ràng đặt ở trái bếp, có hình dáng như số 8 được uốn bằng đất sét một đầu to có 3 cạnh để kê nồi, đầu còn lại nhỏ để đưa củi vào. Phần trước cà ràng, nơi có lửa ngọn thì nấu, còn phần sau đuôi, thì cào than để nướng hoặc để giảm bớt sức nóng cho món ăn đang nấu.