Làng nghề
-
Người miền Tây có câu “Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng. Về sông ăn cá về đồng ăn cua” nhằm ca ngợi một vùng đất trù phú, cá tôm hào sảng, nhất là cá sông và cua đồng.
-
Hiện nay, các mặt hàng dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ Tu vùng núi Đông Giang, Nam Giang (Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách tới tham quan, mua sắm.
-
Từ xa xưa, ông bà mình có câu “Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá” để nói về hai nghề cực khổ và nguy hiểm nhất trong cuộc mưu sinh. Thế nhưng, vì miếng cơm manh áo, vì tương lai của các con mà họ - những ngư dân lặn biển phải dấn thân, ngày ngày phải chống chọi với nắng cháy, mưa nguồn, sóng to, biển động để đem về những con ốc biển.
-
Làng gốm Thanh Hà đến nay đã vào khoảng 500 năm tuổi, nằm bên bờ con sông Thu Bồn hiền hòa xanh trong 4 mùa. Thứ đất sét dẻo quánh ven sông và bàn tay tài hoa của người thợ gốm đã làm nên những sản phẩm mộc mạc mà vô cùng tinh tế.
-
Bánh Rang là một loại bánh truyền thống của người dân Cát Thành với nguyên liệu chính là gạo nếp, khoai sọ và vừng mang lại hương vị dẻo, bùi và thơm đặc biệt.
-
Với đồng bào Tây Nguyên nói chung và bà con bên sông Đăk La, thành phố Kon Tum nói riêng, thuyền độc mộc từ xa xưa không chỉ là phương tiện đi lại chủ yếu để đưa bà con lên nương, làm rẫy và đi vào rừng, mà còn là phương tiện giúp bà con đánh bắt cá hằng ngày để mưu sinh.
-
Từ bao đời nay, truyền thống dệt thổ cẩm đã gắn bó mật thiết với người Gia Rai ở làng Kừ Đừ, thị trấn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Những đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Gia Rai đã dệt nên những tấm khăn, chiếc áo hay bộ váy để dùng hàng ngày.
-
Làng Chuông (thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội) là một ngôi làng nhỏ nằm bên dòng sông Đáy, cách trung tâm Thành phố khoảng 30 km về phía Tây Nam. Làng Chuông nổi tiếng từ lâu với nghề làm nón lá truyền thống. Sản phẩm “Nón Chuông” có thương hiệu từ khoảng 300 năm nay.
-
Hai huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn của tỉnh An Giang có hàng chục ngàn cây thốt nốt. Hiện tại, người làm nghề lấy nước thốt nốt nấu đường ở vùng Bảy Núi này đang vào mùa nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
-
Bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ của đồ nhựa, đồ sứ..., nghề làm đồ dùng bằng mây tre đan vẫn phát triển mạnh mẽ. Ngày càng có thêm nhiều tổ hợp tác sản xuất được hình thành sau các lớp dạy nghề này liên tục được mở ra.