Lào Cai xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển bền vững
Lào Cai xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển bền vững
HC
Thứ năm, ngày 14/09/2023 07:01 AM (GMT+7)
Những năm qua, bằng các chính sách dân tộc, các thôn xóm ở vùng DTTS và miền núi của tỉnh Lào Cai đã được quan tâm đầu tư, hỗ trợ để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.
Ưu tiên nguồn lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới gồm 25 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm khoảng 66,2% , sống trải dài ở 138 xã, phường, thị trấn. Chính vì vậy, ưu tiên đầu tư, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội và phát huy vai trò của đồng bào DTTS được Lào Cai xác định là nhiệm vụ trọng tâm và cũng là giải pháp chiến lược nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TU, ngày 28/3/2014 của tỉnh ủy Lào Cai về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Theo đó, mục tiêu tổng quát nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong tỉnh, chủ động đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào DTTS và miền núi với vùng thấp…
Tỉnh Lào Cai xác định, giảm nghèo bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là một trong những nội dung trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Để thực hiện tốt chương trình, tại Lào Cai, công tác an sinh xã hội được thực hiện thường xuyên, đặc biệt tại các vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số.
Bà con dân tộc thiểu số mang các sản phẩm do chính tay mình làm ra để buôn bán
Ông Lù Sào Dín, Trưởng phòng Dân tộc huyện Bát Xát cho biết: "Thời gian qua, Phòng Dân tộc huyện Bát Xát đã phối hợp với các phòng ban liên quan thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, các đối tượng xã hội, các xã khó khăn, gia đình nghèo: tổ chức các hoạt động thăm hỏi tặng quà người có công nhân dịp Tết Nguyên đán và ngày Thương binh liệt sỹ (27/7); thăm hỏi các gia đình bị thiệt hại do ảnh hưởng thiên tai và sự cố nghiêm trọng…".
Việc vận động nhân dân nâng cấp, chỉnh trang nhà ở và xóa nhà tạm trên địa bàn các xã là một trong những việc khó thực hiện, nhất là đối với những xã vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn. Mặc dù vậy, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm của các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp…đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt tình, đồng lòng của người dân, tiêu chí xây dựng nhà ở trong xây dựng nông thôn mới đã đạt được kết quả tích cực.. Đồng thời, công tác vận độngnhân dân chỉnh trang hơn 1.500 nhà, xây mới hơn 500 nhà, hỗ trợ xây dựng 876 nhà đại đoàn kết cũng đã được người dân hưởng ứng, nhiệt tình tham gia
Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn như huyện nghèo Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương và Bát Xát cũng được tỉnh quan tâm bằng những hành động thiết thực như: Bố trí vốn đầu tư cho 22 công trình cơ sở hạ tầng: 14 công đường liên xã /100,4km + 01 cầu; 02 công trình trường học (1 công trình xây mới; 1 công tình sửa chữa) 02 công trình thủy lợi (01 công trình hồ chưa phục vụ diện tích tưới 270 ha; 1 công trình sửa chữa, nâng cấp); 01 công trình y tế; 01 công trình văn hóa; 01 công trình Cấp nước sinh hoạt.
Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm
Với nhiều việc làm thiết thực kể trên, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 làm cơ sở dữ liệu để thực hiện và đánh giá Chương trình MTQG tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025: Số hộ nghèo là 44.342 hộ/176.060 hộ trên địa bàn, chiếm 25,19% tổng số hộ trên địa bàn; Số hộ cận nghèo là 22.242/176.060 hộ trên địa bàn, chiếm tỷ lệ 12,75% so với tổng số hộ trên địa bàn.
Kết quả thực hiện năm 2022: Số hộ nghèo còn lại 34.585 hộ/178.586 hộ trên địa bàn, chiếm 19,37 %; tỷ lệ nghèo giảm 5,82/4,5%= 129,33 % kế hoạch được giao, bằng 5,82/4 = 145,5% kế hoạch Trung ương giao; tương ứng giảm 9.770 hộ nghèo, giảm vượt 770 hộ nghèo, đạt 108,6% kế hoạch giao; Hộ cận nghèo còn lại 21.733 hộ/178.586 hộ chiếm tỷ lệ 12,17% so với tổng số hộ trên địa bàn, giảm 0,77% tương đương giảm 1.071 hộ so năm 2021. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo giảm 7,7/6=128% kế hoạch tỉnh và Trung ương giao, tương đương giảm 4.191 hộ nghèo (Bắc hà giảm 8,8%; Si Ma Cai giảm 7,5%; Mường Khương giảm 7,7%; Bát Xát giảm 8,3%).
Trao đổi với phóng viên, ông Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết: "Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2021 là 41.195 hộ, chiếm tỷ lệ 40,03% số hộ đồng bào DTTS; kết quả thực hiện năm 2022 còn 32.907 hộ, chiếm tỷ lệ 31,8%; Tỷ lệ giảm nghèo trong đồng bào DTTS là 8,23%, giảm vượt 2,23% và đạt 137,2% so với kế hoạch giao giảm trên 6%".
Thu nhập bình quân đầu người (GRDP) toàn tỉnh hết năm 2022 đạt 90 triệu đồng/năm, tương đương 7,5 triệu đồng/tháng, bằng 100% mục tiêu kế hoạch ; Đối với các huyện nghèo thu nhập bình quân đầu người là 32,05 triệu đồng/năm, đạt 97,5% mục tiêu kế hoạch là 32,88 triệu đồng/người/năm.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai, từ năm 2014-2021, tỉnh Lào Cai bố trí nguồn vốn đầu tư hạ tầng vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS là 11.304.812 triệu đồng. Khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư phát triển: 100% xã và 98% thôn bản có đường ô tô đến trung tâm, 100% xã có hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; 95% số hộ được xem truyền hình; trên 95% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% xã vùng đồng bào dân tộc có điện lưới quốc gia, tỷ lệ thôn, bản có điện lưới quốc gia đạt 95,8%.
100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh đều có nhà lớp học kiên cố tại trường chính, hoàn thành đầu tư nhu cầu nhà ở công vụ giáo viên, nhà ở học sinh bán trú, nhà vệ sinh, nhà tắm cho các trường phổ thông dân tộc nội trí, bán trú đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt của học sinh.
Toàn tỉnh có 138 xã/138 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 123/138 xã có nhà văn hóa xã, 100% các thôn bản có nhà văn hóa thôn, 113/138 xã có sân luyện tập thể thao; 99/138 xã đạt chuẩn nông thôn mới về cơ sở vật chất văn hóa.
Có thể thấy, công tác dân tộc, các chính sách dân tộc và công tác triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt để tăng cường đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Tiếp nối những kết quả đã đạt được trong 6 tháng cuối năm, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai tiếp tục thực hiện tốt công tác dân tộc và các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó là sự đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Trọng tâm là triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ bằng một loạt các giải pháp như:
Hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách; hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình đảm bảo đồng bộ, phù hợp với các văn bản hướng dẫn của trung ương và điều kiện thực tế ở địa phương. Rà soát, đánh giá những khó khăn trong triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đề xuất các các giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc. Tập trung sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Qua đó, tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác y tế và dân số trong tình hình mới. Chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng đặc biệt khó khăn; tăng cường đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động.
Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân trên địa bàn; Chủ động nắm chắc tình hình đời sống của đồng bào, tình hình an ninh trật tự ở cơ sở để kịp thời có giải pháp nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về tổ chức thực hiện Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025; Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới trên báo, đài, hội nghị và thông qua công tác kiểm tra giám sát thực hiện chương trình.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.