Do đó, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình.
Căn cứ theo Khoản 4, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20.11. 2014 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Khi nào cần tham gia BHXH tự nguyện thì người lao động căn cứ theo đúng quy định nêu trên xem thuộc nhóm đối tượng nào để có thể đóng BHXH.
Khi đóng BHXH tự nguyện, người dân được hưởng các chế độ hưu trí và tử tuất. So với chế độ BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng ít quyền lợi (không có chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động).
Tuy nhiên, với những lợi ích mà loại hình bảo hiểm này đem lại thì lao động tự do vẫn nên tham gia BHXH tự nguyện, nếu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Về lương hưu, lao động tự do được hưởng lương hưu hàng tháng bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH, trong đó:
Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ mỗi năm thì được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, người lao động hưởng lương hưu từ năm 2022 sẽ là từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm trở lên. Trong trường hợp người lao động chưa đóng đủ 20 năm BHXH đã đến tuổi về hưu có thể tiếp tục đóng BHXH tự nguyện đến đủ 20 năm để được hưởng lương hưu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.