Đá hòn, đá tảng lăn ra từ đá mẹ, lăn ra bìa rừng, lăn xuống đường, lăn xuống lấp kín ruộng đồng, nương rẫy.
Để sống trên cao nguyên đá, bên những rừng đá xám ấy, người dân các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) phải lật từng tảng đá lên để có được những hốc đất. Hết tảng đá này đến tảng đá khác và những hốc đất lộ ra, nương ngô hình thành như thế. Sau mưa những hạt ngô vàng được vùi trong hốc sẽ nảy mầm, nguồn sống, thực phẩm “vàng” của người vùng cao cả ngàn đời nay vẫn được tìm như thế.
Mỗi mùa ngô, anh Thào Mí Nô, bản Sủng Lỳ (xã Lũng Phìn, Đồng Văn) bị gãy tới vài ba chiếc lưỡi cày vì nương đầy những đá.
Nhà anh Thào Mí Nô có đến 3 nương ngô nhỏ nằm rải rác, mỗi năm 1 vụ ngô cũng chỉ đủ cho 5 miệng ăn.
Vợ chồng chị Mùa Mí Lỳ, xã Sủng Trà,
huyện Mèo Vạc phải mất hàng tuần để dọn đá và cỏ. Bà cụ người Mông mót những củ dong riềng còn sót lại từ mùa trước. Cỏ được vun thành đống rồi đốt lộ ra những hốc đất, mảng đất. Đá tảng, đá hòn được nhặt lên chất thành đống. Ông Vàng Chống Chơ, bản Cờ Lá (xã Lũng Phìn, Đồng Văn) nghỉ tay bên đống đá mới gom.
Đợi đến sau cơn mưa đầu tiên, ông sẽ tra hạt trồng ngô trên những hốc đất quý như vàng đó.
Lê Hữu Thọ (Lê Hữu Thọ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.