Lê Chiêu Thống
-
Theo sử cũ thì Lê Chiêu Thống tuy là người có học nhưng lại không phải là người có thực tài. Đã vậy, ông ta lại còn là kẻ tham quyền cố vị, là người sẵn sàng vứt bỏ lương tâm, chà đạp lên nhân cách và hèn mạt hơn nữa là dám bán rẻ Tổ quốc với ảo tưởng dựa vào ngoại bang để cầu vinh hưởng lạc.
-
Đầu năm 1792, vua Quang Trung lại sai sứ bộ sang Yên Kinh, mang các cống phẩm dâng Càn Long gồm: chiến lợi phẩm lấy được ở Vạn Tượng, sách binh thư của Đại Việt và một quyển sử viết về triều đại Lê Chiêu Thống. Ông cũng cầu hôn với công chúa Thanh và xin đất Lưỡng Quảng.
-
Trên vùng đất "địa linh nhân kiệt" và "thang mộc" của 2 vương triều Tiền Lê, vương triều Hậu Lê, (nay là xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) không chỉ có đền thờ Lê Hoàn-vua Lê Đại Hành, có kinh đô tưởng niệm Lam Kinh, mà còn có kinh đô kháng chiến Vạn Lại - Yên Trường...
-
Trải qua hơn 400 năm, cây đại vẫn uy nghi, xanh tốt và hoa lá quanh năm. Người dân ở đây xem cây đại như biểu tượng của làng mình! Trong những vui buồn, cưới hỏi, ra khơi thuở xưa, người làng đều có chút lễ ra trình “cụ”…Đó là cây đại di sản tại miếu cổ An Đà ở phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
-
Đến tháng 7 năm đó, Đinh Nhạ Hành mắc bệnh nặng rồi mất, hưởng dương 52 tuổi, lưu lạc ở Trung Quốc 14 năm. Về sau, con ông rước linh cữu ông cùng theo hài cốt của vua Lê Chiêu Thống về chôn cất tại quê nhà.
-
Vua Gia Long đã cho an táng hài cốt của Lê Chiêu Thống và gia quyến như “những người yêu nước”. Chưa hết, vua Gia Long còn phong cho 33 bề tôi đã cùng Lê Chiêu Thống trốn sang nhà Thanh là “Cố Lê tiết nghĩa thần” và cho lập đền thờ có tên gọi “Cố Lê tiết nghĩa từ”.
-
Vì không muốn Lê Chiêu Thống cầu viện, Phúc Khang An đã lừa vị quân vương này cắt tóc, gọt đầu cho giống người Thanh, sau đó tâu lên hoàng đế Càn Long rằng, vua tôi An Nam muốn ở lại yên ổn trong đất nhà Thanh.
-
Phúc Khang An bày cho quân Tây Sơn đưa vàng bạc đút lót cho Hòa Khôn (tức Hoà Thân). Sau đó, Hòa Khôn liền tâu với vua Thanh - Càn Long xin bãi việc binh và phong vương cho Quang Trung Nguyễn Huệ.
-
Bấy giờ trong họ nhà vua có người tòng nữ kết duyên với tướng Tây Sơn đã có thai, vậy mà vua Lê Chiêu Thống sai mổ bụng, lấy thai, giết chết cả hai mẹ con vô tội.
-
Người đương thời cũng như hậu thế nhắc đến Trần Danh Án là ở tấm lòng trung quân, nhưng tiếc rằng lòng trung ấy lại là sự trung thành mù quáng.