Liên minh Mỹ-Nhật gây tổn hại lớn cho tham vọng chip của Trung Quốc ra sao?

Huỳnh Dũng Thứ năm, ngày 06/04/2023 14:04 PM (GMT+7)
Quyết định của Nhật Bản cùng với Mỹ và Hà Lan hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc đang mang lại cho các đồng minh những vũ khí mới mạnh mẽ để triển khai trong cuộc chiến công nghệ đang leo thang.
Bình luận 0

Cụ thể, Bộ thương mại Nhật Bản cho biết tuần trước rằng các nhà cung cấp 23 loại công nghệ chế tạo chip chip sẽ cần sự chấp thuận của chính phủ để xuất khẩu sang các nước bao gồm cả Trung Quốc sớm nhất là vào tháng 7/2023. Động thái của Nhật Bản nhằm đáp ứng thỏa thuận ba bên với Mỹ và Hà Lan, thỏa thuận này sẽ hạn chế đáng kể khả năng nhập khẩu thiết bị được sử dụng để sản xuất các loại chip bán dẫn tiên tiến nhất của Trung Quốc.

Điều đó ảnh hưởng đến nhiều công ty vốn là trung tâm trong nỗ lực xây dựng ngành công nghiệp chip nội địa của Trung Quốc, bao gồm Tokyo Electron Ltd, Nikon Corp và Screen Holdings Co.

Nhật Bản hạn chế xuất khẩu thiết bị bán dẫn khi cuộc chiến chip Trung Quốc gia tăng. Ảnh: @AFP.

Nhật Bản hạn chế xuất khẩu thiết bị bán dẫn khi cuộc chiến chip Trung Quốc gia tăng. Ảnh: @AFP.

Mặc dù không nổi tiếng như các đối tác của họ ở Mỹ hoặc Hà Lan, nhưng các công ty Nhật Bản kiểm soát các bước quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn, có thể được sử dụng như “những nút thắt tiềm năng” chống lại Trung Quốc. Chẳng hạn như Screen Holdings Co là nhà sản xuất thiết bị làm sạch wafer hàng đầu, hay Lasertec Corp là nhà cung cấp máy móc duy nhất cần thiết để kiểm tra thiết kế cho những con chip tiên tiến nhất thế giới, sử dụng phương pháp sản xuất chip bằng kỹ thuật in khắc cực tím.

Chris Miller, một nhà sử học kinh tế cho biết: “Mục tiêu của những biện pháp kiểm soát mới này là cắt đứt các công ty Trung Quốc khỏi một loạt các công cụ sản xuất chip tiên tiến với mục đích gây khó khăn hơn cho các công ty Trung Quốc trong việc sản xuất chip tiên tiến cho mục đích trí tuệ nhân tạo”.

Ông nói, ý tưởng là làm chậm sự phát triển công nghệ của Trung Quốc để giúp nới rộng khoảng cách giữa năng lực quân sự của Trung Quốc với Mỹ và các đồng minh.

Khi chính quyền Biden công bố các hạn chế sâu rộng đối với hoạt động xuất khẩu liên quan đến chip sang Trung Quốc vào tháng 10/2022, các công ty Mỹ như Applied Materials đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các quy tắc này. Với việc bổ sung Hà Lan và bây giờ là Nhật Bản, tất cả các quốc gia lớn sản xuất thiết bị sản xuất chip đều tham gia vào cuộc phong tỏa ngành với Trung Quốc. Các hạn chế bao gồm ở các máy tiên tiến nhất, bao gồm cả những máy tạo chip logic ở kích thước 16 nanomet hoặc cao cấp hơn.

Quyết định của Nhật Bản cùng với Mỹ và Hà Lan hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc đang mang lại cho các đồng minh những vũ khí mới mạnh mẽ để triển khai trong cuộc chiến công nghệ đang leo thang. Ảnh: @AFP.

Quyết định của Nhật Bản cùng với Mỹ và Hà Lan hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc đang mang lại cho các đồng minh những vũ khí mới mạnh mẽ để triển khai trong cuộc chiến công nghệ đang leo thang. Ảnh: @AFP.

Trước thỏa thuận tháng 1/2023, Hoa Kỳ đã áp đặt một loạt các hạn chế hà khắc đối với việc xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc, nhưng các quan chức đã nói riêng rằng tác động tổng thể của kế hoạch này sẽ chỉ ảnh hưởng nếu nó đi kèm với các động thái tương tự từ Nhật Bản và Hà Lan.

Akira Minamikawa, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Omdia cho biết: “Việc Nhật Bản tham gia hạn chế xuất khẩu sẽ gây tổn hại lớn đến khả năng sản xuất và phát triển chip nhỏ hơn 16 nanomet của Trung Quốc.

Liên minh ba nước chắc chắn sẽ buộc Bắc Kinh phải tăng cường nỗ lực phát triển nguồn cung thiết bị và vật liệu sản xuất chip của Trung Quốc, để nước này không còn phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài”. Nhưng điều đó sẽ mất nhiều năm và làm tăng chi phí sản xuất chất bán dẫn cho thị trường Trung Quốc.

Nhà phân tích Hideki Yasuda của Toyo Securities cho biết: “Ngay cả khi Trung Quốc phát triển công nghệ chip của riêng mình, các tiêu chuẩn sẽ hoàn toàn khác với các tiêu chuẩn của phần còn lại của thế giới. Điều đó có nghĩa là những con chip Trung Quốc đắt tiền hơn, đồng nghĩa sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh công nghệ của nó”.

Trước thỏa thuận tháng 1/2023, Hoa Kỳ đã áp đặt một loạt các hạn chế hà khắc đối với việc xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc, nhưng các quan chức đã nói riêng rằng tác động tổng thể của kế hoạch này sẽ chỉ ảnh hưởng nếu nó đi kèm với các động thái tương tự từ Nhật Bản và Hà Lan. Ảnh: @AFP.

Trước thỏa thuận tháng 1/2023, Hoa Kỳ đã áp đặt một loạt các hạn chế hà khắc đối với việc xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc, nhưng các quan chức đã nói riêng rằng tác động tổng thể của kế hoạch này sẽ chỉ ảnh hưởng nếu nó đi kèm với các động thái tương tự từ Nhật Bản và Hà Lan. Ảnh: @AFP.

Cuối tuần qua, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Qin Gang kêu gọi người đồng cấp Nhật Bản kiềm chế không hỗ trợ các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Ông nói, phía Trung Quốc lo ngại nghiêm trọng về các hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản đối với thiết bị sản xuất chip và kêu gọi nước này sửa chữa “hành vi sai trái”.

"Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp quyết đoán để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, nếu Nhật Bản khăng khăng cản trở sự hợp tác trong ngành công nghiệp chip giữa hai nước", Qin Gang nói.

Qin cho biết một cuộc phong tỏa chip sẽ chỉ củng cố quyết tâm của Bắc Kinh nhằm đạt được sự tự lực. Bộ Thương mại Trung Quốc cũng đã đưa ra một tuyên bố cho biết nước này “quan ngại sâu sắc” về các kế hoạch của Nhật Bản. Còn Yoshimasa Hayashi, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản, đã từ chối đưa ra bất kỳ cam kết nào như vậy, thay vào đó thúc ép Qin về việc nhanh chóng trao trả một công dân Nhật Bản bị Bắc Kinh giam giữ.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem