Liet si
-
Dù đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết chế độ chính sách cho người có công nhưng thực tế vẫn có rất nhiều hồ sơ tồn đọng, thất lạc, chưa kể chính sách cho người có công bị trục lợi...
-
Tối 26.7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Sơn Tây, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ trao bằng Tổ quốc ghi công và khai trương Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ (thongtinlietsi.gov.vn).
-
Theo ý kiến của cử tri TPHCM, Nhà nước cần có chính sách quan tâm đến con liệt sĩ đã hết tuổi lao động được hưởng chế độ tuất liệt sĩ hoặc trợ cấp hàng tháng. Ngoài ra, hiện nay trợ cấp cho thương binh 4/4, người có công với cách mạng, tù, đày chỉ được hưởng trợ cấp dưới 1.000.000 đồng/tháng không bảo đảm được cuộc sống.
-
Ông Nguyễn Minh Hưng (Quảng Ngãi) hỏi: Trường hợp Bà mẹ Việt Nam anh hùng có chồng và 2 con là liệt sĩ thì được hưởng trợ cấp theo chế độ thân nhân của 2 liệt sĩ hay 3 liệt sĩ?
-
Ngày 23.5, UBND TP.HCM cho biết đã có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị xem xét trình Thủ tướng công nhận ông Nguyễn Văn Thôi và anh Nguyễn Hoàng Nam là liệt sĩ.
-
Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) TP.Cần Thơ đã trao quyết định thu hồi giấy báo tử đối với ông Trương Văn Chóng - "liệt sĩ" trở về sau 33 năm, đồng thời đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu hồi bằng Tổ quốc ghi công.
-
Sau trận hải chiến Gạc Ma 14.3.1988, 64 chiến sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh, đa phần tuổi đời còn rất trẻ. Cũng từ ngày đó, Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng bất hợp pháp.
-
“Đã trải qua rất nhiều trận đánh ác liệt, chứng kiến nhiều tấm gương hy sinh anh dũng của đồng đội, nhưng hình ảnh các chiến sĩ hải quân của ta lao tàu lên bãi đá cạn (Cô Lin) để giữ vững chủ quyền khi Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) luôn là hình ảnh sâu sắc nhất với tôi”. Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm - nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam - chia sẻ khi trao đổi với Dân Việt.
-
Qua các phóng sự "81 ngày đêm - khúc tráng ca Thành cổ", "Những trang nhật ký và một thế hệ "mãi mãi tuổi 20", "Những món nợ của người lính già"... khán giả cả nước đến với mảnh đất bi hùng Quảng Trị. Trong 81 ngày đêm (từ 28.6 đến 16.9.1972), Thành cổ Quảng Trị đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom đạn.
-
Trong những giờ qua, bức ảnh một người con gái và bài thơ “Đợi anh về” chép tay ở đằng sau đang được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ với lời kêu gọi tìm cô gái trong ảnh với hi vọng biết được tên, tuổi, gia đình của liệt sĩ.