Ảnh: Chú Hận đang chăm sóc vườn nhãn lồng Hưng Yên của gia đình ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hưng Yên.
Trước hiệu quả mang lại từ cây mía không cao, nên một số người dân trồng mía ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã chuyển sang trồng các loại cây trồng khác mang lại nguồn thu nhập cao hơn.
Chú Nguyễn Văn Hận ở ấp Tân Thành, TT. Búng Tàu đã mạnh dạn chuyển đổi cây mía sang trồng nhãn lồng Hưng Yên.
Chú Hận cho biết: “Trước đây, những liếp đất này được chú trồng mía. Nhưng cây mía liên tục bị rớt giá, nên chú bắt đầu chuyển đổi cây trồng. Nghe người quen giới thiệu, chú đã tìm đến cây nhãn lồng Hưng Yên”.
Năm 2019, chú trồng thử nghiệm 0,4 ha nhãn lồng đặc sản Hưng Yên trên nền đất mía đã được cải tạo. Sau khi trồng được gần 3 năm, cây nhãn từng bước khẳng định đặc tính thích nghi của mình trên vùng đất này. Khi cây 2,5 năm tuổi bắt đầu xử lý để cho trái.
Thời điểm hiện tại vườn nhãn của chú đã được 3 năm tuổi, đang vào vụ thu hoạch, sản lượng ước tính trên 2 tấn, giá bán 20.000 đồng/kg với lứa trái đầu tiên chú Hận ước tính thu về trên 40 triệu đồng.
Ảnh: Vườn nhãn của chú Hận
Cây nhãn lồng đặc sản Hưng Yên dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, phân bón ít, nên chi phí đầu tư thấp, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên ở địa phương. Chỉ cần cắt tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng giúp hạn chế sâu bệnh tấn công, về sâu chủ yếu bắt và loại bỏ bọ xít gây hại cho hoa và cành, giai đoạn cây ra hoa và đọt, cung cấp đủ lượng nước cho cây.
Ưu điểm của trái nhãn lồng đặc sản này là trái to, cùi dầy giòn, vị ngọt, có mùi thơm đặc trưng nên đầu ra ổn định.” Nhờ cần mẫn chăm sóc nên vườn nhãn của chú Hận lúc nào cũng xanh tốt, trái xum xuê.
Đến nay, nhận thấy hiệu quả bước đầu từ cây nhãn mang lại và với kinh nghiệm đã tích lũy chú Hận dự kiến sẽ nhân rộng mô hình trồng nhãn lồng Hưng Yên. Đây cũng là mô hình được địa phương và một số bà con ở thị trấn đánh giá là có hiệu quả để triển khai nhân rộng trên địa bàn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.