Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thương mại điện tử xuyên biên giới được đánh giá là hình thức kinh doanh mới trong nền kinh tế thị trường. Dù cần biện pháp can thiệp từ cơ quan quản lý nhà nước, song vai trò của doanh nghiệp Việt lẫn người tiêu dùng trong “cuộc chiến” này cũng rất quan trọng.
Đề xuất nhiều giải pháp như thiết lập hàng rào thuế quan, kiểm soát hàng hóa để “giải cứu” hàng Việt trước làn sóng hàng siêu rẻ Trung Quốc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng thẳng thắn cho rằng hơn hết, doanh nghiệp Việt cần tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất cũng như thế mạnh để phục vụ chính người Việt và xuất khẩu.
Trao đổi với Dân Việt, ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Công ty May mặc Dony, cho rằng sản phẩm may mặc Việt đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi hàng Trung Quốc là thực tế. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ lại và biết nắm bắt cơ hội, doanh nghiệp Việt vẫn sẽ có những hướng đi hiệu quả.
“Tôi từng đi tham quan nhiều nhà máy may mặc Trung Quốc. Đúng là họ có thế mạnh hơn nhà sản xuất trong nước giúp giá thành rẻ hơn. Nhưng, tôi thấy rằng họ có lợi thế về nguyên liệu, yếu tố gia công, điểm nhấn thể hiện điểm đặc biệt sản phẩm lại không bằng doanh nghiệp Việt”, ông Quang Anh nói.
Theo CEO Dony, doanh nghiệp của ông đang tận dụng thế mạnh này và thậm chí đã đánh bật nhiều doanh nghiệp Trung Quốc khác, thay thế họ cung cấp sản phẩm may mặc cho đối tác trên thế giới.
Nhiều doanh nghiệp trong ngành lương thực thực phẩm cũng có cùng quan điểm, cho rằng doanh nghiệp Việt cần sớm nâng cao năng lực cạnh tranh để “đấu” lại hàng Trung Quốc cũng như những biến động khó lường trong nền kinh tế thị trường cũng như những xu hướng kinh doanh mới hiện nay.
Bà Lê Thị Giàu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Bình Tây, nêu thực trạng hàng Trung Quốc đang cạnh tranh với hàng Việt ở tất cả các bênh bán hàng lẫn chủng loại ngành hàng.
Dù vậy, bà khẳng định nếu không có làn sóng này cũng sẽ có những làn sóng khác trong kinh doanh, điều này bắt buộc doanh nghiệp Việt phải tự nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn mới. Khi đó, người Việt mới yên tâm sử dụng sản phẩm Việt và doanh nghiệp mới có khả năng cạnh tranh với hàng ngoại đang ồ ạt vào Việt Nam
Trong tình thế hàng Trung Quốc giá rẻ đang ngày càng lấn át hàng Việt, doanh nghiệp, chuyên gia đều cho rằng đã đến lúc mọi người, mọi cấp nên biết và ý thức về vấn đề này để vào cuộc, trong đó, có vai trò và trách nhiệm của người tiêu dùng.
Luật gia Phan Thị Việt Thu - Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM, cho rằng người tiêu dùng hiện nay hơn bao giờ hết cần nâng cao nhận thức trách nhiệm của mình khi chọn mua hàng hóa.
Với kênh thương mại điện tử xuyên biên giới ở nước ngoài, chưa đăng ký quản lý tại Việt Nam, theo bà Thu, chấp nhận mua hàng thì người tiêu dùng phải “đánh đu” may rủi, chấp nhận thiệt thòi khi xảy ra sự cố.
Chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên mua hàng hóa của doanh nghiệp biết rõ nguồn gốc, xuất xứ thương hiệu, khi đó mới được đảm bảo được quyền lợi khi mua hàng. “Mua hàng của nước ngoài, nhất là những hàng bán trôi nổi hoặc nhập khẩu không theo đường chính ngạch luôn tiềm ẩn rủi ro rất lớn”, bà Thu nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Ngọc Luận - Giám đốc Công ty Thương mại Toàn cầu, cho rằng hơn bao giờ hết có lẽ đây lúc người tiêu dùng Việt nên quan tâm đến hàng Việt. Thời gian qua, Chính phủ đã triển khai các chương trình lớn như Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Chương trình OCOP để phát triển sản xuất trong nước, nâng tầm đặc sản, sản phẩm các địa phương và vận động sử dụng hàng Việt.
Theo ông Luận, sử dụng các sản phẩm hàng Việt cũng chính là thể hiện lòng yêu nước và thực tế, hàng Việt cũng ngày càng nâng cao chất lượng để phục vụ người tiêu dùng.
Ông cho rằng cần các chiến dịch quảng bá, truyền thông về hàng Việt, sản phẩm OCOP mạnh mẽ hơn nữa ở tầm quốc gia để người tiêu dùng cảm thấy tự hào khi sử dụng sản phẩm địa phương như cách nhiều quốc gia trên thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan) đã triển khai và thực hiện thành công.
Người dùng đánh giá kém tích cực về Temu
Theo số liệu từ SocialHeat - nền tảng lắng nghe mạng xã hội thuộc YouNet Media, từ ngày 25/9 đến 25/10, đề tài thảo luận về nền tảng Temu thu hút hơn 410.000 lượt tương tác từ hơn 7.100 bài đăng và gần 37.000 thảo luận trên các nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam.
SocialHeat ghi nhận không ít người dùng lo ngại về việc sàn này chưa đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, hoạt động không chính thức và kêu gọi kiểm tra tính hợp pháp. Về trải nghiệm khách hàng, nhiều người thẳng thắn đăng bài nhận xét rằng giá cả trên Temu không rẻ, đồng thời, chất lượng sản phẩm kinh doanh trên Temu cũng bị nhiều người dùng tỏ ý nghi ngờ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.