Loại rau ăn được tất từ củ, lá đến hoa, là thực phẩm vàng cho sức khỏe, khi trồng tốt nhanh như cỏ

P.V Chủ nhật, ngày 28/05/2023 09:03 AM (GMT+7)
Do có nhiều công dụng với sức khỏe, lại có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon nên hoa hẹ đang được nhiều bà nội trợ lùng mua.
Bình luận 0

Công dụng của hoa hẹ

Theo Đông y, rau hẹ có tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí. Nó giúp điều hòa tạng phủ, hạ nghịch khí. Người ta thường sử dụng cây hẹ, hoa hẹ để chữa trị cảm, sốt ở cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt đối với trẻ em bị hạn chế nhiều về các loại kháng sinh nên sử dụng hoa hẹ vừa an toàn, hiệu quả.

Hẹ là loại cây chứa rất ít calo, được xếp vào danh sách thực phẩm giảm cân an toàn. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết chống oxi hóa, các chất khoáng và chất xơ.

Trong bông hẹ chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên. Đây là hai chất có công dụng ngăn ngừa các bệnh ung thư hiệu quả. Nó chống lại các gốc tự do và ngăn chặn chúng phát triển. Vì thế nên thường xuyên ăn hẹ có thể phòng ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày.

Hoa hẹ có tác dụng rất tốt đối với da, nó cải thiện vấn đề nhiễm trùng của da. Khi da bị thương, hẹ giúp sát trùng, mau lành vết thương. Ngoài ra, hẹ còn có thể thay thế các loại kem trị vảy , tiêu diệt các vi khuẩn, nấm gây hại cho da và chóng lành vết thương.

Bên trong bông hẹ chứa vitamin A, vitamin C, đường, canxi, sắt,... cùng hàm lượng chất xơ dồi dào. Do đó nó làm tăng tính nhạy cảm với insulin  bên trong cơ thể nên sẽ rất phù hợp với những người mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Theo các phân tích dược liệu cho thấy, hoa hẹ giàu dinh dưỡng hơn thân hẹ.

Loại rau ăn được tất từ củ, lá đến hoa, là thực phẩm vàng cho sức khỏe, khi trồng tốt nhanh như cỏ - Ảnh 1.

Do có nhiều công dụng với sức khỏe, lại có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon nên hoa hẹ đang được nhiều bà nội trợ lùng mua. Ảnh: FB Hoa Thúy.

Theo chuyên trang của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bên trong hẹ có allicin giúp giảm huyết áp và cholesterol xấu, giúp cơ thể sản sinh cholesterol tốt, hơn nữa còn chống nấm đường ruột, từ đó giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh đó, hoa hẹ còn giúp ngăn chặn chứng táo bón bởi nó có nhiều chất xơ nên giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động dễ dàng hơn. 

Cách trồng hẹ

Hẹ là cây thân thảo, cây giống một loại cỏ, thường có chiều cao khoảng 20-50 cm tùy đất và mùa vụ. Cây hẹ có mùi đặc biệt, giò hẹ nhỏ hơn giò hành, dài, mọc thành túm và có rất nhiều rễ con.

Cây hẹ cũng thuộc họ hành tỏi (Liliaceae), có các đặc tính sinh học giống như hành và tỏi. Ưa nhiệt độ mát (20-250C), ánh sáng mạnh. Bộ rễ ăn nông, khả năng chịu hạn và chịu úng kém. Bộ phận sử dụng gồm cả củ, lá và hoa.

Loại rau ăn được tất từ củ, lá đến hoa, là thực phẩm vàng cho sức khỏe, khi trồng tốt nhanh như cỏ - Ảnh 2.

Nông dân phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) trồng hẹ nên có thu nhập ổn định. Ảnh: Báo Bà Rịa Vũng Tàu.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, cây hẹ trồng được quanh năm, tuy vậy thường được trồng nhiều vào tháng 10-11 để thu hoạch vào dịp tết âm lịch.

Đất trồng nên chọn đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ, tốt nhất là đất thịt, thịt pha cát, đất phải chủ động được hệ thống tưới và tiêu nước tốt. Sau khi trồng được 10-12 tháng phá bỏ gốc, thay đổi đất bằng cách lấy đất tầng sâu đưa lên tầng trên.

Cách trồng, trồng bằng thân: hẹ được tách ra từng tép, trồng mỗi bụi từ 3-4 tép, khoảng cách 15 x 15 cm, lấy tay ấn mạnh đất cho chặt, sau đó phủ liếp bằng rơm rạ mục mỏng, tưới nước đủ ẩm.

Trồng bằng hạt: phương pháp này áp dụng khi có hạt giống, đất cũng được lên liếp như trường hợp trồng bằng củ nhưng đất mặt cần tơi mịn hơn. Có thể gieo vãi đều trên mặt liếp hoặc rãi theo hàng như trồng bằng thân, gieo xong trộn nhẹ với lớp đất mặt. Để bảo đảm nảy mầm đều, hạt hẹ ngâm vào nước ấm 35-37oC trong 4-6 giờ, sau đó trộn với tro bếp, vò hạt giống cho tơi rồi gieo. Tưới nước đủ ẩm để hạt hẹ mọc đều.

Hẹ được trồng hoặc gieo dày nên rất có khả năng cạnh tranh với cỏ dại. Vì vậy việc làm cỏ cho hẹ không tốn công lắm. Mỗi lần tưới phân cho hẹ kết hợp nhổ bỏ các cây cỏ mọc giữa liếp hoặc xung quanh liếp. 

Tưới nước mỗi ngày 3 lần, đến khi cây hẹ đã bén rễ và phát triển tốt thì chỉ cần tưới mỗi ngày 2 lần, tránh tưới vào buổi trưa.

Phòng trừ một số loại sâu bệnh cho hẹ như: Sâu đục gân lá, bệnh vàng lá, bệnh thối nhũn...

Do khả năng tái sinh của hẹ rất dễ dàng nên ta cắt lá hẹ, chừa lại 2 đến 3 cm trên mặt đất, đến chiều tưới nước đủ ẩm, hôm sau hẹ mọc lá non lên, sau đó lại tưới phân để hẹ mọc nhanh.

Hiện nay, do hiệu quả kinh tế, nông dân ở nhiều địa phương đã áp dụng mô hình trồng hẹ lấy hoa, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều nông dân.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem