Logicstics Bình Dương hưởng lợi nhờ… nâng cầu Bình Lợi

Hoàng Hưng Thứ bảy, ngày 21/09/2019 13:12 PM (GMT+7)
Ngày 14/9 vừa qua, tuyến cầu đường sắt Bình Lợi mới bắc qua sông Sài Gòn (nối quận Bình Thạnh và Thủ Đức, TP.HCM) đã chính thức đấu nối với đường sắt Bắc–Nam và chạy thử tàu qua cầu mới. Việc khánh thành cây cầu mới này của ngành đường sắt, nhưng nó lại vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành logicstics của tỉnh Bình Dương…
Bình luận 0

Theo ông Trần Thanh Liêm - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương : “So với các tỉnh, thành trong khu vực thì Bình Dương không có lợi thế; vì không có sân bay, cảng biển, còn cảng sông thì bị giới hạn chiều cao bởi độ tĩnh không của một số cầu lớn đã làm giới hạn tải trọng của tàu container không quá 2.000 tấn, làm ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ logicstics. Trong đó, cầu Bình Lợi là điển hình.

Việc ngành giao thông vận tải đã nâng nâng chiều cao tĩnh không của cầu Gềnh (Đồng Nai) lên 7 mét. Nay, cầu Bình Lợi cũng được nâng cao tương tự là điều kiện thuận lợi để Bình Dương phát huy thế mạnh logistic. Logicstics Bình Dương sẽ hưởng lợi rất lớn từ việc nâng cầu Bình Lợi”.

Bình Dương đã quy hoạch 9 cảng sông và hiện có 4 cảng đang vận hành là : Cảng tổng hợp Bình Dương, cảng Thạnh Phước, cảng Bà Lụa và cảng An Sơn. Dịch vụ logistics tuy mới xuất hiện ở Bình Dương nhưng đã làm tốt vai trò gắn kết giữa nhà sản xuất với thị trường nhờ hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, hiện đại.

img

Cầu Bình Lợi mới đưa vào hoạt động sẽ giúp logistics tỉnh Bình Dương cất cánh. Ảnh: H.G

Với năng lực thu hút đầu tư, tốc độ tăng trưởng cao được duy trì ổn định, Bình Dương là địa phương có số lượng kho bãi, dịch vụ vận chuyển chiếm trên 51% tổng nguồn cung kho bãi khu vực phía Nam - khu vực có tổng nguồn cung kho vận thuộc top đầu cả nước.

Theo ông Nguyễn Trường Giang – Phó Cục trưởng Hải quan tỉnh Bình Dương: “Nâng cao độ tĩnh không cầu Bình Lợi đã giải toả được mọi khó khăn về vận chuyển hàng hoá cho hàng hàng ngàn doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương. Lâu nay phải vận chuyển container bằng đường bộ, thì nay, tàu có thể vận chuyển bằng đường sông về Bình Dương. Điều này sẽ góp phần giảm tắc nghẽn giao thông – vốn gây bao bức xúc cho xã hội suốt nhiều năm qua”.

Trong khi đó, việc nâng cao cầu Bình Lợi, hàng loạt doanh nghiệp khác ở Bình Dương cũng phấn khởi. Bà Nguyễn Phương Hằng – CEO Công ty cổ phần Đại Nai – nói: “Lâu nay, Khu du lịch Đại Nam rất muốn xây dựng tuyến tàu đưa đón khách bằng đường sông từ TP.HCM lên Khu du lịch Đại Nai (Bình Dương). Nhưng vẫn không thể thực hiện, vì độ tĩnh không cầu Bình Lợi cũ chỉ 1,8 m, tàu không thể đi qua. Nay, độ tĩnh không của tàu nâng lên 7 sẽ tạo điều kiện cho du khách từ TP.HCM tham quan Khu du lịch Đại Nam bằng đường sông Sài Gòn”.

img

                         Một cảng tổng hợp ở tỉnh Bình Dương đang thực hiện rất tốt lĩnh vực logicstics. Ảnh: C.H

Được biết, cầu đường sắt Bình Lợi mới thuộc “Dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn”, đoạn từ cầu sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc (70 km), theo hình thức hợp đồng BOT. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, trong đó cầu đường sắt Bình Lợi mới có vốn đầu từ khoảng 470 tỷ đồng.

Cầu có chiều dài 1,3 km, thiết kế theo quy mô cầu vĩnh cửu bằng vật liệu thép tương ứng khổ 1.435mm. Tuy nhiên, trong giai đoạn trước mắt, cầu được đặt ray khổ 1.000mm. Cầu có quy mô 14 nhịp, trong đó nhịp thông thuyền dài 101m, độ tĩnh không 7m.

Cầu đường sắt Bình Lợi mới đảm bảo cho tàu 1.000 tấn qua cầu an toàn, đồng thời cầu mới sẽ nâng cao việc kết nối giao thông đường thủy giữa tỉnh Bình Dương và TP.HCM.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem