“Người nuôi chưa được tập huấn kỹ thuật ương, xử lý môi trường chưa đảm bảo, nhất là việc xả thải trực tiếp ra kênh rạch sau khi thu hoạch hoặc khi gặp dịch bệnh…
Hiện, trên 10% diện tích ao ương cá gặp một số bệnh, như: gan thận mủ, xuất huyết, trắng gan, trắng mang không thể điều trị được. Tỷ lệ cá ương sống chỉ khoảng 10%”, bà Khanh cho biết.
Khoảng một năm nay, các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và thị xã Kiến Tường có gần 800ha ao ương cá bột được hình thành trên đất lúa.
Trước tình hình này, UBND tỉnh Long An đã yêu cầu các sở ngành liên quan rà soát lại tình hình ương cá bột trên địa bàn các địa phương trên nhằm không gây ô nhiễm môi trường; tuyên truyền, tập huấn cho người ương cá các giải pháp xử lý nước thải nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.
Hiện, sản xuất lúa mang lại hiệu quả kinh tế không cao. Trong khi đó, mỗi ha ương cá tra bột cho lợi nhuận 500 – 700 triệu đồng. Do đó, diện tích ương cá bột ở Long An sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.
Trước tình hình này, UBND tỉnh Long An đã yêu cầu các sở ngành liên quan rà soát lại tình hình ương cá bột trên địa bàn các địa phương trên nhằm không gây ô nhiễm môi trường; tuyên truyền, tập huấn cho người ương cá các giải pháp xử lý nước thải nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.
Riêng với các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và thị xã Kiến Tường, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương không khuyến khích việc chuyển đổi từ trồng lúa sang đào ao nuôi cá, thường xuyên tổ chức tuyên truyền các quy định về xử phạt vi phạm hành chính nếu người dân tự ý chuyển mục đích sang nuôi trồng thủy sản khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Đồng thời, các địa phương nên cân nhắc và thận trọng trong việc điều chỉnh quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.