Long An: Ký kết phối hợp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Hữu Danh Thứ ba, ngày 25/04/2017 20:03 PM (GMT+7)
Nhằm đẩy mạnh thực hiện xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chiều 25.4, ông Phạm Minh Hùng – Chủ tịch Hội NDVN tỉnh Long An và Ông Lê Văn Hoàng – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An đã ký kết kế hoạch phối hợp tổ chức thực hiện các nội dung trong năm 2017-2018.
Bình luận 0

img

Lễ ký kết của Hội Nông dân và Sở NNPTNT Long An.

Theo đó, mục tiêu của giai đoạn 2017-2020 là tuyên truyền vận động nông dân thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; Vận động nông dân thi đua phát triển sản xuất, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, tăng cường sự đoàn kết, tập hợp nông dân xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh; Phát huy vai trò của 2 cơ quan trong việc tư vấn, hướng dẫn, tập huấn cho hội viên, nông dân có kiến thức, tay nghề, ứng dụng tích cực tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới nhằm nâng cao trình độ sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho hội viên nông dân, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

img

Về tổ chức thực hiện, các bên có trách nhiệm chỉ đạo theo ngành dọc. Cấp tỉnh có nhiệm vụ phối hợp xây dựng kế hoạch, triển khai toàn tỉnh; Chỉ đạo kiểm tra đối với cấp dưới trong quá trình phối hợp thực hiện; Tham mưu, đề xuất cơ chế, chủ trương của lãnh đạo. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa hai ngành; Kiểm tra đánh giá, sơ kết giai đoạn phối hợp 2017-2018 và triển khai kế hoạch giai đoạn 2019-2020. Bên cạnh đó Hội Nông dân các huyện, thị xã, và thành phố phối hợp với Phòng NNPTNT, Phòng Kinh tế xây dựng kế hoạch, và tổ chức triển khai đến cuối năm 2020 có báo cáo đánh giá kết quả để tổng hợp chung.

Lễ ký kết cũng là nền tảng, cơ sở để xây dựng kế hoạch của Sở NNPTNT và Hội Nông dân tỉnh Long An nhằm đưa ra một số chỉ tiêu thực hiện ứng dụng công nghệ cao vào các khâu chính (giống, canh tác, thu hoạch), phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có ít nhất 4 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên sản phẩm chủ lực là lúa, thanh long, rau và bò. Hỗ trợ hình thành 1-2 cơ sở ươm tạo công nghệ cao và ít nhất có 2 doanh nghiệp đạt chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem