Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Lũ quét là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp.
Lũ quét có thể do mưa lớn trong thời gian ngắn, thường dưới 6 giờ. Lũ quét thường có đặc điểm là dòng nước chảy xiết sau những trận mưa lớn, cuốn trôi mọi thứ trước mặt chúng qua lòng sông, đường phố đô thị hoặc hẻm núi. Lũ quét có thể xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi mưa quá nhiều. Lũ quét cũng có thể xảy ra ngay cả khi không có mưa, ví dụ sau khi đê hoặc đập bị vỡ, hoặc sau khi nước đột ngột thoát ra do mảnh vỡ hoặc băng trôi.
Lũ quét được hình thành khi một khối lượng nước khổng lồ được mang đến bởi những cơn mưa dông, bão hay bão nhiệt đới hoặc cũng có thể do một lượng lớn băng tuyết trên núi tan chảy một cách đột ngột. Nó cũng có thể được hình thành khi đập bị vỡ hay xả lũ đập một cách vội vàng với khối lượng xả hàng ngàn m3/giây (số lượng để tạo thành lũ quét còn tùy vào độ rộng và độ dốc của con sông bên dưới đập).
Lũ quét có cường độ, vận tốc dòng chảy, lưu lượng tập trung dạng ống thoát nước và biên độ mực nước rất lớn, lên nhanh và xuống nhanh, dòng nước có hàm lượng chất rắn cao và có sức tàn phá lớn ghê gớm và rất đáng sợ.
Với tốc độ cao và khối lượng lớn nó có thể cuốn trôi tất cả mọi thứ trên đường chúng đi qua, kể cả nhà cửa, cây cối, con người...
Sáng 10/9, một trận lũ quét kinh hoàng vừa xảy ra ở Làng Nủ, Bảo Yên, Lào Cai đã gần như xoá xổ cả một bản. Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Bảo Yên, đến 14 giờ ngày 10/9, lực lượng chức năng đã tiếp cận được hiện trường vụ sạt lở đất ở thôn Làng Lủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ đã có ít nhất 128 người bị nạn, 35 nhà bị vùi lấp.
Sơ bộ bị thương khoảng 30 người; đã tìm thấy thi thể 16 người; số lượng còn lại các lực lượng chức năng đang tập trung tìm kiếm.
Trước đây, nước ta cũng có rất nhiều các trận lũ quét đáng sợ, được ghi nhận là các trận lũ quét lịch sử ở Việt Nam. Theo báo Tuổi trẻ từng ghi nhận trước đó bao gồm các trận lũ quét:
* Trận lũ quét ở suối Quận Cậy (Thái Nguyên), ngày 20/10/1969: Lũ quét đổ về với vận tốc khoảng 5m/giây, mang theo những hòn đá đường kính 30-40cm, thậm chí trên 1m. Thời gian xảy ra lũ rất nhanh chỉ trong khoảng một giờ. Thiệt hại: 26 người chết, nhiều người bị thương.
* Trận lũ quét thị xã Lai Châu, ngày 27/6/1990: Lũ quét đã quét đi toàn bộ phần thấp của thị xã với tất cả nhà cửa, cơ quan, xí nghiệp. Lòng sông bị đất đá lấp, còn ngổn ngang những tảng đá có kích thước 3-4m. Đây là trận lũ quét gây thiệt hại nặng nề nhất trong các trận lũ quét ở nước ta tính đến năm 2005. Lũ cuốn trôi 300 người, 104 người chết, 200 người bị thương, hư hỏng 14.300m2 nhà, 300ha ruộng lúa bị bồi lấp.
* Trận lũ quét tại thị xã Sơn La, ngày 27/7/1991: Do mưa lớn, tập trung đã tạo ra trận lũ lớn cho thị xã Sơn La làm chết 21 người, 11 người mất tích, 100 ngôi nhà bị cuốn trôi, 762 nhà bị ngập, 5.000ha lúa, hàng trăm hecta hoa màu bị hư hại.
* Trận lũ quét ở Hàm Tân (Bình Thuận), tháng 7/1999: Trong các ngày từ 22 đến 30/7 trên địa bàn toàn tỉnh Bình Thuận có mưa to đến rất to, lượng mưa nhiều nơi từ 250-300mm. Đặc biệt, trên lưu vực sông Dinh do có mưa rất to trong ngày 29/7 đã gây ra lũ quét với cường suất lớn. Lũ quét kéo dài từ sáng 29 đến hết ngày 30/7 trên phạm vi khá rộng từ xã Minh Tân đến thị trấn La Gi của huyện Hàm Tân, gây ngập úng toàn thị trấn trên 1m, có vùng ngập sâu 4m. Lũ đã cuốn trôi và nhấn chìm 80 tàu thuyền đang neo đậu ở khu vực cửa sông, nhiều người đang ở trên tàu thuyền bị lũ cuốn trôi. Lũ làm 27 người chết, 11.101 nhà cửa bị ngập, sập và hư hỏng, trong đó số nhà bị sập và trôi hoàn toàn là 1.128 căn.
* Lũ quét tại Nậm Coóng (Lai Châu), ngày 4/10/2000: Mưa to bất ngờ gây ra trận lũ quét - lũ bùn đá khủng khiếp tại bản Nậm Coóng, xã Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ làm 39 người chết, 17 người bị thương và thiệt hại nhiều tài sản.
* Lũ quét tại Hà Tĩnh, tháng 9/2002: Trận lũ quét đã làm ngập một diện tích lớn thuộc các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh và gây thiệt hại nặng nề với 77 người chết, hàng trăm người bị thương, 70.694 nhà bị sập, cuốn trôi hoặc hư hỏng nặng. Tuyến đê hữu sông Lam bị vỡ hai đoạn dài 20m, sâu 3m.
* Lũ quét ở Hà Giang, ngày 18/7/2004: Từ đêm 18 đến rạng sáng 19/7, mưa lớn gây ra lũ quét, lũ ống tại các thôn Thẩm Lu, Phia Rịa, Bản Lý, Bản Lè, Phìn Tỷ thuộc các xã Du Tiến, Du Già, Ngọc Long và Lũng Hồ huyện Yên Minh, xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn gây lụt cục bộ tại một số địa bàn của các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, làm ách tắc một số tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 2, quốc lộ 4C và một số tỉnh lộ. Tổng số người chết và mất tích là 48 người, 19 người bị thương.
Trên thế giới, trước đó vào tháng 10/2023, một thảm hoạ lũ quét kinh hoàng xảy ra ở Libya đã cướp đi tính mạng hàng nghìn người. Theo báo chí đưa tin, giới chức Libya cho biết, tính cuối ngày 14/9/2023, số người chết trong trận lũ quét ở thành phố Derna, miền Đông nước này đã lên hơn 11.300 người. Một số quan chức địa phương ước tính, số người thiệt mạng có thể lên tới 20.000 người. Cùng ngày còn ít nhất 10.000 người mất tích. Nguyên nhân do mưa lớn khiến hai con đập ở Derna bị vỡ vào rạng sáng 11/9/2023, tạo thành lũ quét kinh hoàng chảy qua thành phố Derna ra Địa Trung Hải.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.